(HBĐT) - Qua lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Khai, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cao Dương (Lương Sơn), chúng tôi tìm đến gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon đúng vào lúc xưởng sản xuất gạch blốc của gia đình chị đang hoạt động. Bên cỗ máy ép gạch liên hoàn là 7 công nhân chủ yếu là phụ nữ đang hăng say lao động.

 

Thấy có khách lạ đến thăm, một phụ nữ khoảng 36-37 tuổi ra tiếp chúng tôi, qua vài câu chào hỏi xã giao, chúng tôi được biết chị là Nguyễn Thị Thuận, chủ cơ sở sản xuất gạch blốc ở đây. Chị Thuận cho biết: Gia đình chị bắt đầu mở xưởng sản xuất gạch từ năm 2008, lúc đó vét sạch vốn liếng trong nhà  chỉ có trên 50 triệu đồng nên anh chị phải vay thêm 20 triệu đồng từ chương trình  cho vay giải quyết việc làm của thanh niên để có đủ 75 triệu đồng mua máy ép gạch và các dụng cụ phục vụ sản xuất. Từ khi mở xưởng đến nay, nếu không mất điện, xưởng sản xuất gạch của gia đình chị cũng duy trì hoạt động sản xuất đều đặn. Hiện tại, xưởng có 7 công nhân  làm việc, bình quân mỗi ngày sản xuất được khoảng 3.000 viên gạch. Những người làm việc tại cơ sở sản xuất gạch của gia đình chị chủ yếu là phụ nữ trong xóm Đồng Bon. Các chị đều được trả công theo sản phẩm nên ai cũng cố gắng làm việc để có thu nhập cao. Chị Nguyễn Thị Ngoan, công nhân của xưởng cho biết: Chị làm công nhân ở xưởng được hơn 2 năm, bình quân mỗi tháng chị được trả khoảng trên 2 triệu đồng. Nhờ có đồng lương ổn định nên cuộc sống gia đình chị đã được cải thiện.

Do là cơ sở sản xuất có uy tín nên các sản phẩm làm ra đến đâu đều được khách hàng đặt mua ngay, giá bán mỗi viên gạch loại thường xuất tại xưởng là 1.700 đồng/viên, loại gạch đặc có giá khoảng từ 2.500 - 3.000 đồng/viên  tuỳ thuộc vào  tỷ lệ xi măng nhiều hay ít. Qua hạch toán kinh tế, sau khi trừ đi các khoản chi phí, mỗi viên gạch có lãi khoảng 200 đồng. Như vậy, mỗi ngày sản xuất 3.000 viên gạch, gia đình chị có nguồn thu 600.000 đồng, nếu không mất điện và sản xuất đều, mỗi tháng gia đình chị có thu nhập gần 20 triệu đồng từ việc sản xuất gạch blốc. Tâm sự với chúng tôi, chị Thuận cho biết, khó khăn lớn nhất mà cơ sở sản xuất gạch của gia đình gặp phải là nguồn điện không ổn định nên nhiều lúc phải sản xuất cả ban đêm mới đảm bảo đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng.

 

Ngoài ra, gia đình chị còn đầu tư xây dựng hệ thống nấu rượu bằng nồi hơi trị giá trên 100 triệu đồng để nấu hàng trăm lít rượu mỗi ngày cung cấp cho Công ty rượu ở Hà Nội, đồng thời tận thu nguồn bỗng rượu để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Vào thời điểm nấu nhiều khoảng 3 tạ gạo mỗi ngày, gia đình chị  phải thuê thêm 2 lao động để đảm đương công việc nấu rượu và chăn nuôi lợn. Không dừng lại ở đó, hiện tại, gia đình chị Thuận còn có 20 ha rừng keo đã trồng được 5 năm tuổi đang chuẩn bị cho thu để quay vòng trồng tiếp chu kỳ 2.

 

Từ một gia đình nông dân thuần tuý ở một vùng quê  còn nhiều khó khăn nhưng bằng sự năng động, sáng tạo và đức tính  chịu thương, chịu khó của người phụ nữ, gia đình chị Bùi Thị Thuận ở xóm Đồng Bon, xã Cao Dương đã vươn lên giàu có, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong xóm. 

 

 

                                                                           Thanh Hoàn   

                                                                        (Đài Lương Sơn)  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Anh Nguyễn Văn Phong chăm sóc đàn gà
CCB Đinh Ý Quỳnh (đứng giữa), xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) giới thiệu sản phẩm gạch bêtông công nghệ cao do Công ty làm ra.

Người thương binh nặng vượt khó làm giàu

(HBĐT) - Hơn 10 năm trong quân đội, không biết bao nhiêu lần quyết tử với giặc. Bị thương nặng phải cắt bỏ chân trái với tỷ lệ thương tật 71%, trong người còn nhiều mảnh đạn ở vai, ở đầu nhưng thương binh Bùi Thanh Hin, xóm Vó Khanh, xã Kim Tiến ( Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình càng thấm nhuần lời căn dặn của Bác: “ Thương binh tàn nhưng không phế ”.

Nhà giáo ưu tú Văn Song - Cây bút của Chuyện đời thường

(HBĐT) - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song (bút danh Văn Song) đã có 47 năm là cộng tác viên thường xuyên của Báo Hòa Bình. Tham gia viết Chuyện đời thường từ những ngày đầu tiên mở chuyên mục, đến nay, ông vẫn luôn là cây bút chủ lực của chuyên mục này.

Bí thư chi bộ 5 lần tham gia hiến máu nhân đạo

(HBĐT) - Kể từ lần đầu tiên đi tham gia phong trào hiến máu đến nay, anh đã 5 lần đi hiến máu nhân đạo và là 1 trong 15 cá nhân xuất sắc của phong trào hiến máu tình nguyện năm 2011 của tỉnh. Đồng thời, anh đã được làm đại biểu đi tham dự hội nghị biểu dương toàn quốc. Anh là Lê Văn Ý – Bí thư chi bộ thôn 3/2B xã Thành Lập (Lương Sơn). Quê anh ở xã Viên An, huyện Ứng Hoà ( thành phố Hà Nội) nhưng lập nghiệp và công tác ở Hoà Bình.

Người khiến tội phạm ma túy dè chừng

(HBĐT) - Khi nhắc tới trung tá Đặng Ngọc Thạch - Đội trưởng Đội CSĐTTP về ma túy – Công an thành phố Hòa Bình, từ các đồng chí lãnh đạo tới cán bộ, chiến sỹ đều có chung nhận xét: đó là con người luôn tận tụy, trách nhiệm với công việc, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh chống tội phạm ma túy. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với anh, tôi thấy anh thật gần gũi, cởi mở. Khác xa với hình ảnh của anh khi đối mặt với tội phạm ma túy ở một địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Đoàn viên Bùi Văn Tôn làm giàu từ nuôi cá

(HBĐT) - Với suy nghĩ và quyết tâm lập thân - lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương, sau nhiều năm đi làm thuê, Bùi Văn Tôn ở xóm Quèn Thị - xã Cao Dương (Lương Sơn) chọn cho mình bước khởi đầu từ nghề ương thả cá giống và nuôi cá thịt.

Bí thư đoàn trường Trung cấp y tế 4 lần hiến máu cứu người

(HBĐT) - Kể từ lần hiến máu đầu tiên vào tháng 3/2006 đến nay, anh Nguyễn Quang Tự, Bí thư Đoàn trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đã 4 lần tình nguyện đăng ký, hiến máu cứu người bệnh. Với 250 ml máu mỗi lần, anh trở thành một trong những cán bộ, giáo viên trẻ của trường tham gia hiến máu nhiều nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục