Bộ phận tín dụng - Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cao Phong hướng dẫn nông dân làm thủ tục vay vốn.
(HBĐT) - Với suy nghĩ và quyết tâm lập thân - lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương, sau nhiều năm đi làm thuê, Bùi Văn Tôn ở xóm Quèn Thị - xã Cao Dương (Lương Sơn) chọn cho mình bước khởi đầu từ nghề ương thả cá giống và nuôi cá thịt.
Năm 1999, anh đã đấu thầu hơn 3 ha đất ruộng 1 vụ và đầm nước của xã cùng với diện tích đất hiện có của gia đình tại xóm Quèn Thị để tính chuyện phát triển kinh tế bằng việc nuôi thả cá. Anh thuê máy xúc múc rộng diện tích đầm và xây kè bờ để thả cá. Ban đầu là nuôi thả các loại cá trong một đầm rộng trên 1 ha. Sau một thời gian, nhận thấy thị trường trong vùng đang có nhu cầu về con cá giống, anh bàn với vợ đầu tư 20 triệu đồng mua cá giống bố mẹ về nuôi, gồm cá chép, trôi, trắm cỏ, trê lai... Mới làm nghề nhưng do nắm vững KH - HT trong chăm sóc cũng như cho cá sinh sản nên đàn cá phát triển tốt và sinh sản ổn định. Có nguồn cung cấp giống, con cá lại dễ nuôi và cho lãi cao, Tôn mạnh dạn đầu tư thêm, múc ruộng, mở rộng đầm tại diện tích đất còn lại để nuôi cá thịt. Với hơn 3 ha đầm nuôi cá sinh sản và cá thịt, mỗi năm, gia đình xuất khoảng 5 tấn cá, thu lãi từ 60- 70 triệu đồng.
Từ khi bắt đầu đào ao nuôi cá, Tôn đã nghĩ tới phải có nguồn cung cấp thức ăn cho cá và anh đã cùng vợ trồng hơn 1.000 m2 cỏ để nuôi cá, thu mua ngô, sắn của bà con trong xóm để làm thức ăn cho cá. Hơn 3 ha đầm nuôi cá của Tôn nằm xung quanh là núi đá, vì thế, tận dụng những thuận lợi vốn có, vợ chồng Tôn đã đầu tư để nuôi 15 con dê sinh sản. Mỗi năm bán dê con giống, dê thịt cũng mang về cho vợ chồng anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, Bùi Văn Tôn còn thường xuyên tuyên truyền, vận động, giúp đỡ cho hơn 10 ĐVTN khó khăn ở xã nắm bắt kỹ thuật, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó nhiều ĐVTN ở xóm Quèn Thị đã học tập đoàn viên Bùi Văn Tôn để nuôi cá, phát triển kinh tế gia đình. Cùng với sự cần cù, chịu khó, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn vươn lên chiến thắng đói nghèo đoàn viên Bùi Văn Tôn, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và làm giàu cho quê hương.
Trần Trang
(Đài Lương Sơn)
(HBĐT) - Năm nay, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập, 80 Bí thư Đoàn cơ sở xuất sắc nhất toàn quốc đã được trao giải thưởng 26/3 này. Tỉnh ta lần đầu tiên có một cá nhân, đồng thời là 1 trong số 13 cán bộ Đoàn người dân tộc thiểu số của cả nước được riêng tặng danh hiệu cao quý ấy - anh là Bùi Văn Đồng, Bí thư Đoàn xã Nam Sơn (Tân Lạc).
(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, xưởng sản xuất chổi chít của anh Trần Văn Điệp, ở xã Yên Mông (TPHB) xuất được từ 2,5-3 vạn chiếc chổi. Thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc, Malaixia. Với giá bán từ 10.000 – 25.000 đồng/chiếc như hiện nay, mỗi năm doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi ph,í anh thu về gần 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Vượt qua những con đèo dốc quanh co, mờ ảo trong mây mù, những Thung Khe, Thung Nhuối, chúng tôi tìm đến nhà anh Sùng A Chếnh, Phó Công an xã Pà Cò (Mai Châu) nằm giữa vườn mận đang mùa xanh lá. Uống ngụm nước chè san tuyết Pà Cò, anh Chếnh (trong ảnh) kể lại những ngày trước khi vùng đất này là thung lũng hoa anh túc.
(HBĐT) - “Nhập ngũ năm 1972, mặc dù rất muốn tham gia đoàn quân Nam tiến để cầm súng đánh đuổi giặc Mỹ nhưng sau 3 tháng huấn luyện, tôi ở lại công tác tại Tỉnh Đội Hòa Bình theo sự phân công của tổ chức. Hàng ngày làm các công việc hậu cần chi viện cho chiến trường, chăm sóc thương, bệnh binh và chi trả chế độ, chính sách cho gia đình những người đi chiến đấu. Tuy không được trực tiếp tham gia chiến đấu nơi chiến trường nhưng trong tim tôi vẫn luôn hướng về miền Nam ruột thịt.” - Đó là tâm sự chân tình của bà Nguyễn Thị Hồng, người phụ nữ luôn mặn mà với ký ức về một thời binh lửa.
(HBĐT) - Ở xóm Ngoã, xã Mai Hịch (Mai Hịch), ai cũng yêu quý, kính phục CCB Hà Văn Thườm bởi ông là hội viên gương mẫu, CCB chịu khó, cần cù điển hình về một gương CCB không cam chịu đói nghèo. ông Thườm tâm sự: Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, từ năm 1972 - 1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về cuộc sống đời thường, thời gian đầu, ông gặp không ít khó khăn.
(HBĐT) - Chưa từng qua một khoá học nào về nhạc lý, thẩm âm chỉ bằng cảm giác, ông Khà Văn Ư, 70 tuổi ở bản Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã chế tác ra những chiếc khèn bè của dân tộc Thái như thế. Nhiều người nói ông có tài hoa của người nghệ sĩ, có chất đặc biệt của người nghệ nhân, nhưng ông chỉ dám nhận mình là người yêu văn hoá dân tộc Thái.