Ông Hin chia sẻ những thành tích mình đạt được.
(HBĐT) - Hơn 10 năm trong quân đội, không biết bao nhiêu lần quyết tử với giặc. Bị thương nặng phải cắt bỏ chân trái với tỷ lệ thương tật 71%, trong người còn nhiều mảnh đạn ở vai, ở đầu nhưng thương binh Bùi Thanh Hin, xóm Vó Khanh, xã Kim Tiến ( Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình càng thấm nhuần lời căn dặn của Bác: “ Thương binh tàn nhưng không phế ”.
Gửi lại chiến trường một phần cơ thể, năm 1975, ông trở về quê hương công tác tại xã và làm phó Ban thương binh xã, lập gia đình, ổn định cuộc sống. Thế nhưng những ngày đầu xây dựng cuộc sống mới đối với người lính đã mất đi một phần thân thể thật không dễ dàng với chiếc chân giả, mọi sinh hoạt của ông gặp nhiều khó khăn, những hôm trái nắng, trở trời, vết thương cũ thường xuyên tái phát nên nhiều khi ông phải nằm một chỗ. Ông Hin nghẹn ngào tâm sự: “ Hoàn cảnh gia đình tôi lúc đó vô cùng khó khăn, tài sản duy nhất trong gia đình là ngôi nhà tranh vách đất, cơm cho vợ con cũng không đủ ăn, nằm trên giường nhìn vợ, đàn con nheo nhóc mà tôi thấy đắng lòng. Từ đấy, trong lòng tôi luôn nung nấu ý chí làm giàu”. Ngay khi sức khỏe tạm ổn, ông lao vào công việc, động viên vợ con mở rộng diện tích cấy lúa, phát nương làm rẫy trồng khoai, sắn lấy thêm thức ăn chăn nuôi. Để duy trì cuộc sống, không việc nào là ông không làm, vẫn đi cày, bừa như những người đàn ông trụ cột trong gia đình, ngoài mò cua, bắt ốc, vẫn đi lấy măng rồi đi xe đạp ra tận chợ Bến bán lấy tiền mua từng cân gạo về cho vợ con. Chắt chiu tiết kiệm từng đồng một, ông mua được trâu rồi mua thêm gà, vịt để chăn nuôi. Được chăm sóc tốt lại đủ ăn nên đàn gà, vịt lớn nhanh, đẻ trứng cho thu nhập ban đầu. Khi có phong trào xóa đói, giảm nghèo, ông mạnh dạn vay 10 triệu đồng mua thêm được 2 con bò, 5 con lợn.
Nhờ chăm chỉ tìm tòi nên việc chăn nuôi của ông không ngừng phát triển, đàn lợn mỗi năm cho thu hoạch 3 lứa, đàn gà lên đến mấy trăm con, ao cá cũng cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, ông cùng gia đình trồng thêm 1ha keo, vải thiều, kết hợp với trồng bương, luồng. Sau 5 năm cho thu hoạch từ 40 – 50 triệu đồng. Không dừng lại ở đấy, ông còn đầu tư mua máy tuốt liên hoàn, máy, bừa để phục vụ bà con sản xuất.
Nhìn vào cơ ngơi khang trang hiện nay của gia đình ông, chúng tôi thán phục trước tài chí của người thương binh giàu nghị lực. Phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của ông chính là các con ông đều chăm ngoan, học giỏi, thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Hiện nay, 2 con của ông đã có việc làm ổn định.
Ngoài thành công trong lao động sản xuất, bản thân ông luôn là một đảng viên gương mẫu, một tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Năm 2009, ông được tặng danh hiệu 45 năm tuổi Đảng, 10 năm liền năm ông đạt danh hiệu người công dân kiểu mẫu ( 1996- 2006). Hàng năm, gia đình ông luôn đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Bùi Thị Thoa
(Sinh viên kiến tập lớp báo in K28A1
Học viện báo chí &Tuyên truyền)
(HBĐT) - Kể từ lần hiến máu đầu tiên vào tháng 3/2006 đến nay, anh Nguyễn Quang Tự, Bí thư Đoàn trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đã 4 lần tình nguyện đăng ký, hiến máu cứu người bệnh. Với 250 ml máu mỗi lần, anh trở thành một trong những cán bộ, giáo viên trẻ của trường tham gia hiến máu nhiều nhất.
(HBĐT) - Trong các hoạt động chào mừng Tháng thanh niên (3/2011), các cơ sở đoàn huyện Kim Bôi đã giới thiệu không ít những mô hình hay, cách làm giỏi, sáng tạo của ĐVTN, trong đó có mô hình phát triển kinh tế trang trại của anh Quách Văn Hợp - Bí thư chi đoàn Cóc Lẫm, xã Kim Truy.
(HBĐT) - Ông yêu những đứa trẻ như chính con cháu nhà mình. Ông tin những đứa trẻ ấy là tương lai của ưuê hương. Ông là một người lính Cụ Hồ suốt đời sống, chiến đấu và cống hiến cho quê hương, dân tộc… Đó là những yếu tố để Ông Phạm Cao Tuần, hội viên Hội NCT xã Lạc Long (Lạc Thủy), tuy tuổi đã già, sức yếu vẫn sẵn sàng hiến đất cho nhà trường xây lớp học, cho xóm xây nhà văn hóa!
(HBĐT)- Nhỏ nhắn, xinh xắn, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với Bùi Linh Hoà học sinh lớp 5B, trường tiểu học Thanh Hối (Tân Lạc).
(HBĐT) - Năm nay, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập, 80 Bí thư Đoàn cơ sở xuất sắc nhất toàn quốc đã được trao giải thưởng 26/3 này. Tỉnh ta lần đầu tiên có một cá nhân, đồng thời là 1 trong số 13 cán bộ Đoàn người dân tộc thiểu số của cả nước được riêng tặng danh hiệu cao quý ấy - anh là Bùi Văn Đồng, Bí thư Đoàn xã Nam Sơn (Tân Lạc).
(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, xưởng sản xuất chổi chít của anh Trần Văn Điệp, ở xã Yên Mông (TPHB) xuất được từ 2,5-3 vạn chiếc chổi. Thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc, Malaixia. Với giá bán từ 10.000 – 25.000 đồng/chiếc như hiện nay, mỗi năm doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi ph,í anh thu về gần 100 triệu đồng.