Anh Nguyễn Bình Nam (người ngoài cùng bên phải) luôn nhiệt tình hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em tín dụng.

Anh Nguyễn Bình Nam (người ngoài cùng bên phải) luôn nhiệt tình hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em tín dụng.

(HBĐT) - Cách nói chuyện có duyên, thu hút người đối diện, thân thiện dễ mến, nhiệt tình là những cảm nhận ban đầu khi tiếp xúc với anh Nguyễn Bình Nam, Phó giám đốc PGĐ NHCSXH huyện Đà Bắc.

 

Sinh ra và lớn lên tại TPHB. Năm 2004 anh tốt nghiệp loại khá ngành quản lý tài chính kế toán hệ chính quy trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Sau khi ra trường, anh Nam xin về công tác tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh. Trẻ và nghiệp vụ cứng, từ tháng 10/2004, anh được phân công làm cán bộ tín dụng tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi. Mới vào ngân hàng, anh được phân công phụ trách 10 xã, thị trấn, sau đó giảm xuống còn 6 xã. Từ năm 2010-2012, anh hoàn thành chương trình cử nhân tài chính ngân hàng tại Học viện ngân hàng. Sau gần 8 năm công tác tại huyện Kim Bôi, từ tháng 3/2012, anh được tăng cường về làm Phó giám đốc PGD huyện Đà Bắc phụ trách mảng kế hoạch nghiệp vụ chung toàn huyện. Dù đã làm công tác quản lý nhưng không vì thế, anh Nam tỏ ra mình cao hơn mà luôn gần gũi, tận tình với anh em đồng nghiệp và cơ sở. Nếu như Kim Bôi có dân số đông địa bàn hoạt động rộng, Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm gần 50%, trình độ dân trí còn thấp.

 

Hàng ngày, cứ 6h sáng là anh rời nhà, đọan đường từ TPHB lên huyện vùng cao Đà Bắc chỉ hơn 10 km nhưng khó đi, ngày nắng còn đỡ, ngày mưa, đường dốc quanh co, trơn trượt, nguy cơ sạt lở núi luôn tiềm tàng. Những ngày đi giao dịch xã, anh phải đi sớm hơn. Với 20 điểm giao dịch, mỗi tháng, những người cán bộ tín dụng như anh Nam vẫn cần mẫn đem những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ tới người dân nghèo. Với phương châm không để người đủ điều kiện vay vốn không được tiếp cận với nguồn vốn, anh đã cùng các tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng tổ TK&VV luôn gần gũi bám sát từng hộ dân. Anh nắm vanh vách hoàn cảnh của từng hộ gia đình và luôn có cách chia sẻ, hướng dẫn họ sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Không đi xã, anh ở nhà nghiên cứu văn bản nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, xử lý hồ sơ vay vốn và các công việc khác. Bản thân anh luôn chủ động, sáng tạo nêu cao tinh thần trách nhiệm. Hàng năm, anh đều hoàn thành kế hoạch được giao trên địa bàn phụ trách, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, được bà con tin yêu. Trên cơ sở quy định của ngành thường xuyên có những buổi tuyên truyền, nói chuyện với các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ trưởng, hộ vay vốn giúp cho những đối tượng này dễ dàng nắm bắt những quy định của Nhà nước, ngành, từ đó, các tổ chức hội, tổ trưởng có sự thay đổi về nhận thức hiểu, tin ngân hàng và tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở tài liệu tập huấn nghiệp vụ cho vay ủy thác tới tổ trưởng tổ TK&VV chủ yếu là bà con vùng dân tộc, trình độ dân trí còn thấp, để bài giảng về 6 công đoạn ủy thác cho vay dễ hiểu, anh thường áp dụng cách ra bài tập cụ thể trực tiếp là những tình huống thực tế theo hình thức hỏi đáp để họ dễ tiếp thu và vận dụng.

 

Anh Nguyễn Văn Thiệu, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh, nguyên Giám đốc phụ trách phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc chia sẻ: Anh Nam là một cán bộ năng động, nhiệt tình, có năng lực, làm việc hiệu quả, không gây phiền hà, nhũng nhiễu, sống gần gũi với nhân dân, có trình độ chuyên môn khá, tôi luôn tin tưởng anh Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.

 

Trưởng thành từ cán bộ tín dụng nên anh Nam hiểu và chia sẻ những khó khăn, vất vả với anh em trong đơn vị, nhất là với những cán bộ trẻ mới nhận công tác, anh luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo. Mặt khác, với vai trò là người quản lý, anh luôn tạo điều kiện cho anh em cán bộ được học tập nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, vững vàng về lối sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ khách hàng, tạo sự yên tâm công tác cho cán bộ. Khi được hỏi tại sao anh không xin vào làm tại các ngân hàng thương mại gần nhà để có thu nhập cao hơn, đỡ vất vả hơn, anh Nam trầm ngâm: Đúng là các ngân hàng thương mại cho thu nhập cao hơn thật nhưng có đi xã mới hiểu hết cuộc sống của người dân vùng khó khăn, và tôi muốn được chia sẻ với họ. Trong  tương lai, tôi sẽ tiếp tục cống hiến và phấn đấu cho sự nghiệp của ngân hàng CSXH, góp phần công sức của mình vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Với những đóng góp trong việc truyền tải nguồn vốn ưu đãi đến tận tay hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, nhiều năm liền, anh Nam được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và giấy khen của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam.

 

                                                                         Đinh Thắng

 

Các tin khác

Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường (người ở giữa) và các đồng nghiệp thực hiện 1 ca phẫu thuật tại  Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.
Bác Nguyễn Đình Lâm, xóm 3-2 B, xã Thành Lập (Lương Sơn) là điển hình phát triển kinh tế hộ từ chăn nuôi.
Cô giáo Bùi Thị Kim Tuyến, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là điển hình phụ nữ không ngừng phấn đấu trở thành người có tri thức, văn hóa.
Đồng chí Hà Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo Công an huyện Mai Châu họp ban chuyên án.

Gặp “tỷ phú 8x” Bùi Văn Vì

(HBĐT) – Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2015 - phần thưởng cao quý của BCH T.Ư Đoàn dành cho “nhà nông trẻ xuất sắc” nhưng Bùi Văn Vì lại khiêm tốn khi nói rằng “Tôi chỉ may mắn hơn các bạn trẻ khác”. Chia sẻ về giải thưởng cũng như chuyến về Hà Nội nhận giải vừa qua, Bùi Văn Vì vui vẻ: “Đây là chuyến đi cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Sự mạnh dạn, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của ĐV-TN trên cả nước đã tiếp thêm sức mạnh để tôi cố gắng hơn nữa”.

Người góp phần làm sạch, đẹp phố phường

(HBĐT) - Không như những nghề khác, cứ 10 người vào làm thì sau 3 năm chỉ còn 2-3 người trụ lại với nghề. Nhưng sau 5 năm, số này vẫn còn nghỉ tiếp. Qua con số như thế mới biết ít ai chọn nghề làm vệ sinh môi trường.

Hiến đất góp công xây dựng NTM

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa (Tân Lạc) giới thiệu: Gia đình ông Đinh Công Hợp, xóm Đạy là điển hình hiến đất góp công xây dựng NTM của xã. Ông đã hiến 2.500 m2 đất nông nghiệp lấy mặt bằng xây dựng trường mầm non của xã. Từ tấm gương của ông Hợp đã đẩy mạnh phong trào hiến đất, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.

Mang no ấm trên đỉnh Phu Canh

(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân không chỉ ở xã Đồng Chum mà nhiều nơi trên địa bàn huyện Đà Bắc đều mang ơn già Xa Văn Thế. Có ông, những cánh rừng phòng hộ ở Phu Canh còn được giữ được đến bây giờ. Có ông, những tiến bộ KH -KT canh tác được chuyển giao đến bà con vùng cao; có ông, con cháu chăm đi học có cái chữ, ấm cái bụng.

Người nông dân nhanh nhạy chuyển đổi sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Trước đây, gia đình ông Tô Văn Đận (ảnh), xóm Tân An, xã Quy Hậu (Tân Lạc) kiếm sống chủ yếu bằng nghề vận chuyển, buôn bán hàng nông sản. Tuy nhiên, việc làm ăn không thuận lợi nên từ năm 2010, ông chuyển sang làm nông nghiệp với nghề chính là trồng trọt, phụ thêm việc vận chuyển, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp từ dưới xuôi lên. Cũng từ đây, kinh tế gia đình thu hái được nhiều thành công.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Nhờ biết tận dụng lợi thế đất đai cùng với quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, ông Lương Bá Đích ở xóm Cả, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) từng bước mở rộng mô hình trồng cây ăn quả và trở thành một trong những điển hình của phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục