Bác Nguyễn Đình Lâm, xóm 3-2 B, xã Thành Lập (Lương Sơn) là điển hình phát triển kinh tế hộ từ chăn nuôi.

Bác Nguyễn Đình Lâm, xóm 3-2 B, xã Thành Lập (Lương Sơn) là điển hình phát triển kinh tế hộ từ chăn nuôi.

(HBĐT) - Tìm đến ngôi nhà to đẹp, xây khá kiểu cách, hiện đại với các cây cảnh, non bộ đắt tiền của bác Nguyễn Đình Lâm ở xóm 3 - 2B, xã Thành Lập (Lương Sơn), được người hàng xóm cho biết: “Chỉ có sang trang trại mới gặp được ông ấy thôi”. Chúng tôi vòng sang, gặp bác đang điều chỉnh lại quạt thông gió cho hệ thống chuồng gà, mồ hôi nhễ nhại nhưng ánh mắt lộ rõ niềm vui của người lao động đang đạt được các thành quả...

 

Từ lâu, bác Nguyễn Đình Lâm, Trưởng xóm 3-2B đã có ý tưởng xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi. Dành nhiều thời gian tìm hiểu thị trường cũng như thấy được tiềm năng mà 2 ha trang trại đang có, từ năm 2000 gia đình quyết định chuyển hẳn sang đầu tư chăn nuôi. Gia đình đã cải tạo hồ thả cá, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà (4 vạn con gà trắng/năm), phát triển đàn lợn (40 con/năm), bò (9 con). Cùng với học hỏi kinh nghiệm những người từng chăn nuôi, làm ăn lớn, bác và các thành viên trong gia đình đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu về KH-KT thông qua mạng in-tơ-nét, sách, báo kỹ thuật nông nghiệp để áp dụng vào nông trại. Đồng thời, bác đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, bảo đảm các quy trình kỹ thuật, môi trường để gà phát triển như quạt thông gió, điện thắp sáng. Công việc bận rộn và có nhiều phần việc cùng phải triển khai đồng bộ, có thời điểm, gia đình cần thêm 4 nhân công phụ giúp.

 

Từ bỡ ngỡ, thăng trầm ban đầu, gia đình bác Lâm đã dần tạo dựng được thành quả kinh tế đáng ghi nhận. Nhiều năm gần đây, gia đình đều có nguồn thu lớn từ trang trại, nông trại. Năm 2004, gia đình đã xuất ra thị trường 4 lứa gà trắng giá từ 36.000 - 40.000 đồng/kg cùng 4 tấn lợn thịt, 10 tấn cá... Nhiều năm liên tục, gia đình đều thu được gần 400 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ chi phí). Năm 2015, gia đình có nhiều cơ hội đạt nguồn thu cao hơn khi hệ thống chuồng trại được mở rộng, đầu tư nuôi thêm bò, hươu...

 

Là một ông chủ nông trại làm ăn phát đạt nhưng bác Nguyễn Đình Lâm còn được biết đến là một Trưởng xóm biết quan tâm, chăm lo tới công việc chung. Mô hình CLB chăn nuôi được thành lập năm 2015 tại xóm cũng xuất phát từ ý tưởng của bác. Hiện nay, CLB đã có 45 thành viên, thường xuyên có các hoạt động tư vấn, trao đổi cùng hỗ trợ nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh. Nhiều gia đình thành viên CLB đã có thêm kiến thức về chăn nuôi cũng từ các buổi sinh hoạt có tính thiết thực này. Bác Lâm cho biết: trong thời gian tới, CLB sẽ có thêm hoạt động khác như kết hợp với các chuyên gia phổ biến kiến thức bổ ích khác cho hội viên, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn... Mô hình phát triển kinh tế hộ của bác Lâm cũng đã tạo thêm niềm tin, tác động tới các hộ khác cùng vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN. Cả xóm hiện chỉ còn 1 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đạt 24 triệu đồng/người/năm (năm 2014). Năm 2012 và năm 2014, xóm đạt danh hiệu làng văn hóa. Gia đình bác Lâm nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hóa...

 

 

                                                                           Bùi Huy

 

Các tin khác

Cô giáo Bùi Thị Kim Tuyến, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình là điển hình phụ nữ không ngừng phấn đấu trở thành người có tri thức, văn hóa.
Đồng chí Hà Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo Công an huyện Mai Châu họp ban chuyên án.
Anh Bùi Văn Vì trên cánh đồng mía.
Dù cho mưa, nắng nhưng chị Phạm Thị Kim Ngân vẫn miệt mài làm việc để sạch, đẹp phố phường.

Hiến đất góp công xây dựng NTM

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa (Tân Lạc) giới thiệu: Gia đình ông Đinh Công Hợp, xóm Đạy là điển hình hiến đất góp công xây dựng NTM của xã. Ông đã hiến 2.500 m2 đất nông nghiệp lấy mặt bằng xây dựng trường mầm non của xã. Từ tấm gương của ông Hợp đã đẩy mạnh phong trào hiến đất, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.

Mang no ấm trên đỉnh Phu Canh

(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân không chỉ ở xã Đồng Chum mà nhiều nơi trên địa bàn huyện Đà Bắc đều mang ơn già Xa Văn Thế. Có ông, những cánh rừng phòng hộ ở Phu Canh còn được giữ được đến bây giờ. Có ông, những tiến bộ KH -KT canh tác được chuyển giao đến bà con vùng cao; có ông, con cháu chăm đi học có cái chữ, ấm cái bụng.

Người nông dân nhanh nhạy chuyển đổi sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Trước đây, gia đình ông Tô Văn Đận (ảnh), xóm Tân An, xã Quy Hậu (Tân Lạc) kiếm sống chủ yếu bằng nghề vận chuyển, buôn bán hàng nông sản. Tuy nhiên, việc làm ăn không thuận lợi nên từ năm 2010, ông chuyển sang làm nông nghiệp với nghề chính là trồng trọt, phụ thêm việc vận chuyển, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp từ dưới xuôi lên. Cũng từ đây, kinh tế gia đình thu hái được nhiều thành công.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Nhờ biết tận dụng lợi thế đất đai cùng với quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, ông Lương Bá Đích ở xóm Cả, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) từng bước mở rộng mô hình trồng cây ăn quả và trở thành một trong những điển hình của phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bùi Văn Cương - nhà nông trẻ xuất sắc

(HBĐT) - Đến xóm Chằng Ngoài, xã Nam Phong (Cao Phong) không ai không biết đến Bùi Văn Cương, chàng trai trẻ giàu nghị lực, làm kinh tế giỏi. Đi giữa những hàng cam sai trĩu quả, hứa hẹn về mùa vụ bội thu, nghe người nông dân trẻ này kể chuyện làm giàu, chúng tôi càng thêm mến phục ý chí của anh.

Bí thư chi bộ có năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Duy Chuyên (ảnh), Chi cục trưởng, Bí thư chi bộ Chi cục phát triển nông thôn là cán bộ trẻ, trách nhiệm, có năng lực tổ chức, tập hợp và phát huy năng lực của cán bộ, đảng viên tạo thành sức mạnh để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng chí được bình chọn và tôn vinh là Bí thư chi bộ tiêu biểu lần thứ II của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục