Anh Bùi Văn Vì trên cánh đồng mía.

Anh Bùi Văn Vì trên cánh đồng mía.

(HBĐT) – Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2015 - phần thưởng cao quý của BCH T.Ư Đoàn dành cho “nhà nông trẻ xuất sắc” nhưng Bùi Văn Vì lại khiêm tốn khi nói rằng “Tôi chỉ may mắn hơn các bạn trẻ khác”. Chia sẻ về giải thưởng cũng như chuyến về Hà Nội nhận giải vừa qua, Bùi Văn Vì vui vẻ: “Đây là chuyến đi cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Sự mạnh dạn, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của ĐV-TN trên cả nước đã tiếp thêm sức mạnh để tôi cố gắng hơn nữa”.

 

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

 

Bùi Văn Vì, sinh năm 1984 tại xóm Lục 3, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Trước đây, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn anh phải tạm gác việc học để đi làm, phụ giúp gia đình lo cho hai em được tiếp tục học. Không quản ngại khó khăn, anh xin làm gạch ở Hà Nội rồi khai thác keo ở Quảng Ninh... nhưng số tiền công ít ỏi không làm thỏa chí. Năm 2007, với gần 3 triệu đồng tiết kiệm được trong thời gian làm thuê, anh Vì trở về quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

Anh chia sẻ: Lúc mới về quê, nhận thấy cây mía là thế mạnh của địa phương, nhưng số tiền vốn quá nhỏ nên tôi chỉ dám đầu tư trồng 2.000 m2 mía. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cây chưa có nên chất lượng mía không tốt, cây còi cọc, đổ rạp vì mưa, gió... Vụ đầu tiên chỉ thu hồi được vốn. Không nản chí, tôi đã tìm đến những vườn mía có năng suất cao để học hỏi, xem các chương trình truyền hình phục vụ cho nhà nông, mua các loại sách, báo về tham khảo. Sau đó, tôi vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để mở rộng diện tích trồng mía lên 1 ha.

 

Từ những kinh nghiệm học hỏi được và áp dụng KH-KT vào sản xuất, mía lớn nhanh hơn, to hơn so với những hộ dân khác trong vùng. Vụ mía năm 2009 anh lãi gần 90 triệu đồng. Thấy thành công bước đầu, Vì xin phép bố tiếp tục mở rộng diện tích và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình. Bố anh đã giao 7 ha đất canh tác cộng với 10 ha rừng phòng hộ gia đình nhận chăm sóc cho anh. Anh Vì còn chủ động nhận thầu thêm 3ha hồ thủy lợi để làm mô hình V-A-C. Hiện nay, anh đã trở thành chủ trang trại quy mô gần 20 ha. Với sự quyết tâm, chăm chỉ, nhạy bén, tính toán khoa học, anh Vì luôn tận dụng tối đa quỹ thời gian của mình. Hàng ngày, anh trực tiếp làm các công việc chăn nuôi cá, gà, lợn, chăm sóc cây trồng... Dự định trong năm tới anh sẽ khai thác 10 ha rừng phòng hộ để chăn dê, lợn rừng và trồng nấm... Với nhưng nỗ lực của mình, năm 2014, anh Vì thu 400 triệu đồng  từ 2 ha mía tím (trừ chi phí thu lãi 300 triệu đồng); thu từ chăn nuôi lợn, cá, gà  trên 650 triệu đồng và trên 100 triệu đồng từ trồng sắn cao sản.

 

 

“Chỉ cần yêu nghề thành công sẽ đến”

 

Với mức thu nhập bình quân khoảng 1 tỷ đồng/ năm, anh Bùi Văn Vì trở thành tỷ phú ở tuổi 30. Tuy nhiên, chàng trai này còn được biết đến trong vai trò một “thủ lĩnh” Đoàn năng nổ, nhiệt tình, có khả năng vận động, tập hợp đoàn viên tích cực tham gia các phong trào, hoạt động Đoàn tại cơ sở.

 

Trong vai trò Bí thư chi đoàn xóm Lục 3, anh quan tâm vào việc tập hợp đoàn viên. Trước tiên, anh lên danh sách từng đoàn viên, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tâm tư, nguyện vọng của từng người... Anh băn khoăn trước câu hỏi: “Lấy đâu ra kinh phí duy trì các hoạt động?”. Và rồi, anh nảy ra sáng kiến vận động đoàn viên tham gia đóng góp ngày công lao động ngay trên trang trại của mình, vừa để gây quỹ hoạt động, vừa có thể gắn kết đoàn viên lại với nhau. Số tiền gây quỹ được, chi đoàn dành một phần để giải quyết cho những đoàn viên khó khăn vay phát triển kinh tế, một phần tổ chức thăm hỏi đoàn viên và gia đình lúc đau ốm; mua bánh kẹo trong các buổi sinh hoạt, giao lưu trong xóm.

 

Với quan niệm sống: “Hãy yêu nghề của mình. Chỉ cần mình yêu nghề thành công sẽ đến” và những việc làm ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, tỷ phú trẻ Bùi Văn Vì là tấm gương cho nhiều ĐV-TN học tập, noi theo.

 

 

 

 

                                                 Tiến Thao

          (Sinh viên Khoa báo chí, trường Đại học KH-XH&NV)

 

 

 

 

 

Các tin khác

Dù cho mưa, nắng nhưng chị Phạm Thị Kim Ngân vẫn miệt mài làm việc để sạch, đẹp phố phường.
Ông Đinh Công Hợp (ngoài cùng bên trái),xóm Đạy, xã Trung Hòa trên khu đất hiến xây dựng trường mầm non.
Lớp trưởng già Thế dạy cho các cháu.

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Nhờ biết tận dụng lợi thế đất đai cùng với quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, ông Lương Bá Đích ở xóm Cả, xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) từng bước mở rộng mô hình trồng cây ăn quả và trở thành một trong những điển hình của phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bùi Văn Cương - nhà nông trẻ xuất sắc

(HBĐT) - Đến xóm Chằng Ngoài, xã Nam Phong (Cao Phong) không ai không biết đến Bùi Văn Cương, chàng trai trẻ giàu nghị lực, làm kinh tế giỏi. Đi giữa những hàng cam sai trĩu quả, hứa hẹn về mùa vụ bội thu, nghe người nông dân trẻ này kể chuyện làm giàu, chúng tôi càng thêm mến phục ý chí của anh.

Bí thư chi bộ có năng lực tổ chức, tập hợp quần chúng

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Duy Chuyên (ảnh), Chi cục trưởng, Bí thư chi bộ Chi cục phát triển nông thôn là cán bộ trẻ, trách nhiệm, có năng lực tổ chức, tập hợp và phát huy năng lực của cán bộ, đảng viên tạo thành sức mạnh để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng chí được bình chọn và tôn vinh là Bí thư chi bộ tiêu biểu lần thứ II của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh.

Đặng Lê Ngọc - Giám đốc trẻ, năng động

(HBĐT) - Ngân hàng No &PTNT (Agribank) Chi nhánh Phương Lâm là một trong những đơn vị mạnh trong toàn hệ thống của Agribank Hòa Bình. Trong nhiều năm qua, Agribank chi nhánh Phương Lâm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của các tập thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị, không thể không nhắc đến Bí thư chi bộ, Giám đốc Đặng Lê Ngọc.

Người phủ xanh đồi quặng khô cằn

(HBĐT) - Từ vùng đất đầy sỏi quặng, đến cỏ cũng không mọc nổi, sau 4 năm, ông Nguyễn Văn Thái ở xóm 3, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã đổ bao công sức mang màu xanh cho vùng đất này. Không chỉ phủ xanh đồi cằn mà còn hứa hẹn những mùa bội thu đang đến gần.

Người làm cho con chữ... “nở hoa”

(HBĐT) - Thật bất ngờ khi chúng tôi được đồng chí Hà Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Xăm Khòe (Mai Châu) giới thiệu toàn bộ diện tích khu đất của trường THCS Xăm Khòe rộng gần 10 nghìn m2 đều nằm trong khuôn viên nghĩa địa của dòng họ Hà ở Xăm Khòe. Đáng nói hơn cả, khu đất này với hàng chục ngôi mộ của dòng họ Hà đã được cụ Hà Thị Cươm, 95 tuổi ở xóm Nám cùng con cháu tự nguyện hiến để có chỗ xây dựng trường, lớp học...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục