Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai chăn sóc vườn chanh chuẩn bị cho thu hoạch.

Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai chăn sóc vườn chanh chuẩn bị cho thu hoạch.

(HBĐT) - Vượt qua những mất mát, đau thương của chiến tranh và trở về với cuộc sống đời thường, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai ở xóm Đội 5, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đã sống trong tình yêu thương của đồng đội, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kiên cường, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp.

 

Dẫn chúng tôi vào khu đất rộng 0,5 ha của gia đình, tận mắt nhìn thấy vườn cây cam và chanh đào đang ở độ 3- 4 năm tuổi, cây lá xanh ngắt, hỏi về cuộc sống của gia đình những tháng năm khó khăn trước đây và những gì hiện nay đang có, bà Mai bộc bạch: Quê bà ở Ninh Bình, tháng 8/1968 khi bà vừa tròn 18 tuổi, mang nhiệt huyết và sức trẻ của mình, hăng hái gia nhập lực lượng thanh niên xung phong và đóng quân ở đơn vị C 906 chiến trường Quảng Trị đổ ra Bắc, một trong những lực lượng xung kích phục vụ chiến đấu và trực tiếp làm cầu, mở mới các tuyến đường. Năm 1971, bà bị thương trong lúc làm nhiệm vụ, sau một thời gian được điều trị, bà trở về quê hương khi đã mất 35% sức khoẻ (thương binh hạng 4/4) cộng với mất mát to lớn là chồng bà đã hy sinh ngoài chiến trường để lại cho bà đứa con nhỏ.

 

Năm 1975, gác lại những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại, bà xin về làm công nhân tại nông trường Lạc Sơn lập nghiệp. Thời gian này, cuộc sống của bà Mai phải trải qua không ít khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình. Rồi niềm tin và nghị lực của một người Cựu thanh niên xung phong đã giúp bà vượt khó vươn lên. Sau những năm tháng từng bươn chải với nhiều nghề như: làm vườn, chăn nuôi lợn, gà, kinh doanh dịch vụ để kiếm sống và nuôi con cái ăn học, năm 2013, khi đã tích lỹ được lượng vốn khá, nắm bắt nhu cầu thị trường, bà mạnh dạn quay sang đầu tư trồng thêm cam và chanh đào. Không quản ngại khó khăn, bà Mai đã xuống Trung tâm giống cây trồng Xuân Mai (Hà Nội) tìm hiểu, mua giống cam V2 và chanh đào trồng thử nghiệm trên diện tích đất 0,5 ha đất của gia đình. Nhờ chủ động áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đến nay gần 100 gốc chanh của gia đình đã cho quả bói, dự kiến năm nay sẽ thu hoạch khoảng 7 tạ chanh đào (với giá bán từ 30 – 33 nghìn đồng 1 kg như hiện nay thì bước đầu gia đình sẽ thu được hơn 21 triệu đồng). Kết hợp với trồng cam, chanh khi cây còn nhỏ, đất còn trống bà đã gieo xen canh cây vừng để giữ ẩm cho đất và tăng thêm thu nhập cho gia đình, với cách làm này, mỗi năm gia đình bà thu hơn 1 tạ vừng hạt. Từ mô hình kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi lợn, gà, trồng cây ăn quả, mỗi năm gia đình bà đã thu về từ 200 đến 300 triệu đồng, góp phần tạo công ăn việc làm cho con cháu cũng như thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế của địa phương đi lên.

 

Không chỉ làm kinh tế gia đình giỏi, nuôi dạy con cái trưởng thành, Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai còn năng nổ trong công tác nghĩa tình đồng đội và nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương.

 

 

 

                                                                                   Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác

Ông Nguyễn Hữu Duyệt, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) chăm sóc vườn bưởi của gia đình.
Không có hình ảnh
Thiếu tá Bùi Việt Hùng, Trưởng Công an TPHB  thường xuyên họp án với các đội nghiệp vụ và đơn vị chức năng.
Ông Lưng đang kiểm tra gạch trước khi chuyển cho khách hàng.

Người được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014

(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.

Bí thư chi bộ tiêu biểu ngành giáo dục

(HBĐT) - Năm 2014 là năm thứ 5 liên tục chi bộ Phòng Kế hoạch – Tài chính (Đảng bộ Sở GD&ĐT) giữ vững danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, thành tích đó có phần đóng góp rất lớn của đồng chí Phan Văn Sỹ - Bí thư chi bộ.

Thành công nhờ sự sáng tạo và tích cực học hỏi

(HBĐT) - Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ sự đam mê, sáng tạo và tích cực học hỏi anh Hoàng Chí Đại đã dần xây dựng và khẳng định được thương hiệu áo dài Quỳnh Hoa tổ 26 P.Phương Lâm TPHB trên đất Hòa Bình. Từ áo dài học sinh, áo dài công sở cho đến áo dài dạ hội, “thương hiệu” Quỳnh Hoa đã tạo dấu ấn qua chất vải, đường may và quan trọng hơn cả là khéo léo tôn lên nét đẹp của người phụ nữ.

Hà Yến Nhi - cháu ngoan Bác Hồ nơi vùng cao

(HBĐT) - Khuôn mặt sáng, đôi mắt lanh lợi, thông minh đó là ấn tượng đầu tiên khi được tiếp xúc với em Hà Yến Nhi - lớp 5A1, trường tiểu học Mai Hạ (huyện Mai Châu). Sinh ra trong một gia đình bố là bộ đội và mẹ là giáo viên. Bản chất vốn thông minh cộng thêm sự cần cù, chăm chỉ và được sự đầu tư, quan tâm đúng mực của thầy cô và gia đình, Yến Nhi ý thức được trách nhiệm của mình và không ngừng vươn lên trong mọi mặt.

Tấm gương điển hình về dân vận khéo

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Khải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Cường (Tân Lạc) được người dân tin yêu, quý mến không chỉ là lãnh đạo của xã, nhiều năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà còn bởi sự nhiệt tình, gương mẫu trong công việc, đời sống. Trong những năm qua, đồng chí Khải luôn khắc sâu lời dạy của Bác “Lấy dân làm gốc”, vì thế các chương trình, hành động đề ra luôn sát dân, gần dân trên tinh thần “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”, từ đó kết quả thực hiện các chương trình góp phần xây dựng vùng quê Phú Cường ngày càng khởi sắc.

Gương CCB làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Ông Lò Minh Lợi, CCB xóm Bâng, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu là một trong những tấm gương điển hình thương binh làm kinh tế hiệu quả. Bằng sự kiên trì, nỗ lực, ông đã xây dựng thành công mô hình kết hợp trồng rừng. Trên diện tích gần 6ha, ngoài nuôi gà, vịt thả vườn ông còn trồng nhiều loại cây quý cho thu nhập cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục