(HBĐT) - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho tam nông, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thuỷ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao thu nhập cho nông dân.


Sản phẩm dưa lưới Inchiba xanh của Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Năm 2020, sản phẩm trứng gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và dần khẳng định thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng. Từ một trang trại nhỏ, đến nay, HTX mở rộng quy mô chăn nuôi với tổng đàn trên 5.000 con, cung ứng ra thị trường khoảng 3.000 quả trứng mỗi ngày. Bà Bùi Thị Lan, Giám đốc HTX Sơn Nam cho biết: Trứng gà Ngọc Hân đã được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Thời gian tới, HTX tiếp tục đầu tư nâng cấp quy trình sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp tới người tiêu dùng.

Theo thống kê, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25% cơ cấu kinh tế, hiện nay huyện tập trung phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Huyện có tiềm năng phát triển một số loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như: Cây ăn quả có múi, na, chè, rau an toàn, rau, củ quả công nghệ cao, lâm nghiệp, các loại vật nuôi đặc sản như gà Lạc Thủy, lợn bản địa, dê núi, bò thịt... Diện tích cây ăn quả có múi đạt 1.092,2 ha, diện tích trồng na tập trung ở xã Đồng Tâm 103 ha, diện tích trồng chè 254 ha (tập trung xã Phú Nghĩa, xã Phú Thành), vùng rau an toàn 150 ha (tập trung xã Đồng Tâm, Phú Nghĩa, thị trấn Chi Nê), trồng rau công nghệ cao 5 ha nhà kính (xã Thống Nhất, thị trấn Ba Hàng Đồi)...; số lượng đàn gia cầm trên 1,3 triệu con, trong đó gà Lạc Thủy chiếm trên 70% tổng đàn, đàn dê gần 8.000 con, đàn trâu, bò 12.500 con, đàn lợn trên 44.000 con. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 135 triệu đồng, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Đến nay, toàn huyện có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, gồm: Nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy", nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy", "Na Lạc Thủy", "Dê Lạc Thủy". Đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Chè Sông Bôi". Huyện có 13 sản phẩm OCOP được xếp hạng cấp tỉnh (2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao).

Nhờ thực hiện bài bản nhiều giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Tiêu biểu như mô hình liên kết nuôi gà Lạc Thuỷ giữa HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng với quy mô gần 30 vệ tinh, sản xuất 2 triệu con giống/năm, gà thịt 100 tấn/năm, giá trị hàng hoá ước đạt 31,5 tỷ đồng/năm; mô hình liên kết nuôi gà Lạc Thuỷ của ông Trịnh Văn Tuấn, thôn Bột, xã Phú Thành với quy mô 120 vệ tinh trên toàn huyện, sản xuất 5 triệu con giống/năm, gà thịt 400 tấn/năm, giá trị hàng hoá ước đạt 90 tỷ đồng/năm… Từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Hết năm 2021, thu nhập bình quân bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 3,34%.

Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM đã giúp bức tranh tam nông của huyện chuyển mình mạnh mẽ. Huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020. Toàn huyện hiện có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 35 vườn mẫu.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM là hai nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra sự đổi mới về chất lượng theo hướng chuyên sâu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết về cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2021 - 2025; tập trung chỉ đạo hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu sản xuất theo kế hoạch. Phát triển cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị trường tiêu thụ. Tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản. Tiếp tục xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu.

Đinh Thắng


Các tin khác


Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 12/7, tại huyện Yên Thủy, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Xã Đồng Chum:  Đoàn kết xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT) - Là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên, bằng tinh thần vượt khó, sự đoàn kết, sẻ chia của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, Đồng Chum đang có những bước tiến vững chắc trên con đường xây dựng cuộc sống mới.

Khẩn trương ngăn chặn bệnh khảm lá gây hại trên cây sắn

(HBĐT) - Trong vụ xuân 2020, Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng đã đưa lô giống sắn KM419 từ tỉnh Đắk Lắk về trồng xen với các giống sắn bản địa tại vùng nguyên liệu sắn các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thuỷ. Lô giống này đã bị nhiễm bệnh khảm lá sắn, đây là loại bệnh nguy hiểm, có khả năng phát tán, lây lan nhanh chóng qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống. Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn, người dân và doanh nghiệp để ngăn chặn triệt để, hạn chế khả năng ảnh hưởng của bệnh đến năng suất cây trồng từ nay đến cuối vụ. 

Phú Nghĩa xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được thành lập theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở nhập 2 xã Phú Lão và Cố Nghĩa. Xã có gần 8.800 dân, Đảng bộ xã có 662 đảng viên, sinh hoạt ở 21 chi bộ. Phú Nghĩa có điều kiện thuận lợi khi nằm dọc quốc lộ 21, có dòng sông Bôi chảy qua, đồng đất phì nhiêu, cán bộ và Nhân dân đồng thuận xây dựng quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục