(HBĐT) - Hiện nay, mô hình cây gai xanh AP1 đang được trồng theo hướng liên kết giữa hợp tác xã và nông dân các xã Trung Thành, Đoàn Kết, Mường Chiềng của huyện vùng cao Đà Bắc. Việc đưa vào trồng khảo nghiệm ở các xã trên diện tích khoảng 20ha mang lại kết quả khả quan.


Nông dân xóm Bay, xã Trung Thành (Đà Bắc) được hỗ trợ sơ chế gai xanh tại vườn.

Trên diện tích 3ha đất đồi chuyên canh cây ngô, hộ gia đình ông Lường Văn Dũng ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gai xanh AP1 được gần 1 năm nay. Những ngày đầu năm 2022, ông Dũng phấn khởi tiến hành thu lứa gai thứ 3. Việc sơ chế, phơi khô được tiến hành ngay tại điểm trồng nguyên liệu. Ông Dũng hồ hởi cho biết: Hồi đầu thực hiện có phần còn chưa dốc sức nhưng càng về sau, gia đình tôi càng quan tâm chăm sóc, kỹ thuật để đạt hiệu quả cao hơn. Trước đây, nếu trồng ngô, trừ hết chi phí sản xuất thì mỗi năm chỉ bỏ ra được 10 - 15 triệu đồng. Hiện tại, khi chuyển sang trồng gai xanh, gia đình tôi thu 120 - 140 triệu đồng. Điều mà nông dân yên tâm khi trồng gai xanh là đầu ra tiêu thụ đã có HTX lo, việc chăm sóc khá nhàn, chu kỳ khai thác dài, mỗi năm thu 4 - 6 lứa mà không phải trồng lại như cây ngô. Đặc biệt là trồng gai xanh giúp cải thiện môi trường sinh thái do không phải sử dụng thuốc trừ cỏ.

Cùng thời điểm thực hiện mô hình nhưng nhờ trồng trên đất vườn, có điều kiện chăm sóc và nguồn nước thuận lợi hơn, gia đình ông Lường Văn Sơn ở xóm Bay, xã Trung Thành là một trong những hộ chuyển đổi đạt hiệu quả cao nhất. Ông Sơn chia sẻ: Trên đà tích cực thâm canh, gia đình tôi thu 5 lứa gai nguyên liệu/năm. Trước đây, tôi từng cải tạo vườn tạp để trồng cây cam, cây bưởi nhưng thổ nhưỡng không phù hợp, chi phí đầu tư lại lớn. Tham gia mô hình trồng gai xanh, nông dân chúng tôi yên tâm về thị trường, lợi nhuận thu được cao gấp 5, gấp 10 lần so với một số cây trồng truyền thống. Ước tính, diện tích gai xanh trồng trên đất vườn của gia đình tôi đạt bình quân thu nhập khoảng 180 triệu đồng/ha/năm.

Với vai trò là đơn vị đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, HTX nông nghiệp Hòa Bình đã đồng hành với bà con nông dân huyện vùng cao Đà Bắc trong suốt quá trình triển khai, thực hiện. Theo anh Lê Minh Hưng, thành viên HTX, hồi đầu triển khai, có không ít hộ dân băn khoăn, nghi ngại bởi trước đó, bà con đã từng bế tắc đầu ra với mô hình trồng thanh hao, trồng ớt xuất khẩu, chanh leo. Với quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu cây gai xanh, sau khi UBND tỉnh thẩm định hồ sơ và cho phép, HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ 20 năm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bông vải sợi của Tập đoàn An Phước, thuộc huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Với liên kết này, người dân bỏ đất, bỏ sức lao động và phân bón, HTX cấp giống, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao kỹ thuật và cam kết tiêu thụ tại chỗ, ổn định, bền lâu.  

Mô hình trồng gai xanh đang thu hút sự tham gia của bà con một số xã vùng cao như Đồng Chum, Cao Sơn. Tại huyện Kim Bôi cũng đã trồng thử nghiệm tại xóm Thung Rếch với diện tích khoảng 3,5 ha. Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng chi cục TT&BVTV cho biết: Không chỉ có doanh nghiệp đồng hành với bà con mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng rất quan tâm, tạo điều kiện để cây gai xanh phát triển. Năm 2021, Chi cục TT& BVTV đã đại diện tín chấp mua 8 tấn phân bón cung ứng cho hộ tham gia trồng cây gai xanh theo phương thức trả chậm, giá cả như đại lý. Với sự tác động mang tính thúc đẩy đã kịp thời hỗ trợ bà con nông dân thực hiện chăm sóc, ứng dụng kỹ thuật kịp thời vào quy trình sản xuất. Mặt khác, khẳng định sớm hơn kết quả của mô hình, góp phần phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu đạt khoảng 300 ha trong năm nay và tăng lên hàng nghìn ha vào những năm kế tiếp.             

Bùi Minh


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc căng mình chống rét cho vật nuôi

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh, từ ngày 19 - 21/2, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, trên địa bàn tỉnh có nhiều trâu, bò bị chết rét. Trong đó, huyện Đà Bắc bị thiệt hại nặng nhất. Trước những diễn biến tiếp tục bất lợi, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đang căng mình để phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, nhất là trâu, bò.

Huyện Mai Châu: Cải thiện mạng lưới hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những cách trở, gian nan nơi vùng cao Hang Kia (Mai Châu) đã được rút ngắn khi mới đây, tuyến đường liên xã Pà Cò - Hang Kia cơ bản hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương. Theo chị Vàng Y Sai, xóm Hang Kia, xã Hang Kia, trước đây, tuyến đường này xuống cấp, nền đường bê tông bị vỡ. Hiện tại, đường sá thông thương, mở rộng giúp việc đi lại êm thuận, quan sát dễ hơn. Với lợi thế điểm đến khám phá, trải nghiệm văn hoá, du lịch, nhờ sự cải thiện hạ tầng giao thông mà khách ngày càng đông hơn, thúc đẩy hoạt động du lịch, dịch vụ địa phương phát triển.

Huyện Lương Sơn: Khắc phục khó khăn để giành thắng lợi vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại huyện Lương Sơn, đây cũng là thời điểm nông dân trong huyện bước vào sản xuất vụ chiêm xuân. Với quyết tâm giành thắng lợi trong sản xuất, nông dân nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch sản xuất, đạt hiệu quả cao nhất.

Huyện Lạc thủy: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Những năm qua, để tạo khởi sắc cho tam nông, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thuỷ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả, triển khai các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sản phẩm OCOP 3 sao An phục khớp và Anphutri -Món quà cho sức khỏe

(HBĐT) - Năm 2021, TP Hòa Bình có 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó, Hợp tác xã (HTX) dược liệu cổ truyền H20 Việt Nam có 2 sản phẩm là Anphutri và An phục khớp.

Hội Nông dân tỉnh: Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

(HBĐT) - Ngày 26/10, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tập huấn sản xuất nông nghiệp tuần hoàn quy mô nông hộ, trang trại, tổ kinh tế, tổ hợp tác cho 70 cán bộ, hội viên nông dân 3 xã vùng cao Ngổ Luông, Vân Sơn, Quyết Chiến (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục