(HBĐT) - Vừa cặm cụi đào, chặt bỏ những gốc cam đã hỏng, ông Nguyễn Văn Sửu ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chia sẻ: Vườn cam này tôi trồng được 7 năm. Đáng lẽ đây là thời điểm cây sung sức cho thu hoạch để hồi vốn, nhưng giờ phải chặt bỏ cây. Cách đây 7 năm thấy cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi quyết định chuyển đổi diện tích gần 8.000 m2 trồng mía và rau màu sang trồng cam. Để có nguồn nuôi cây, tôi thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay 300 triệu đồng. 



Mặc dù cây cam mới trồng được 7 năm nhưng ông Nguyễn Văn Sửu, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) vẫn phải đào bỏ vì dịch bệnh trên cây không chữa được. 

Bắt đầu từ làm hạ tầng, đầu tư bể nước, giếng, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị, nhân công… để chăm sóc cam. Đất mới, những năm đầu cây khoẻ, cho quả bói ngon, ngọt gia đình mừng. Sản lượng tuy không nhiều nhưng cũng đủ để đầu tư cho năm sau. Sau năm đó, vườn cam bắt đầu có hiện tượng vàng lá ở một số ít cây. Nhiều người mách cách xử lý tôi cũng đã thử nhưng không hiệu quả. Càng ngày cây cam càng bị nhiều, dùng thuốc và phân bón cũng không được. Cây càng yếu, thời tiết khắc nghiệt khó đậu quả nên việc thu hoạch không đủ tiền đầu tư chăm sóc. Như vụ cam năm vừa rồi cả vườn được khoảng 3 tấn, cùng với đó giá cam thấp nên chỉ đủ tiền phân bón. Số nợ ngân hàng gần 300 triệu đồng vẫn còn nguyên. Năm nay, giá phân bón, thuốc trừ sâu lên gấp rưỡi mọi năm. Đến giờ 2/3 số cây trong vườn bị bệnh vàng lá. Nắm chắc là sẽ lỗ nên tôi quyết  định chặt bỏ để trồng ngô.

Cùng chung cảnh ngộ với ông Sửu, anh Nguyễn Xuân Trường, xã Thu Phong (Cao Phong) cho biết, cách đây 8 năm anh cũng chuyển đổi từ vườn mía và hoa màu sang trồng cam. Do được tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng cam bài bản nên anh chọn đất đồi độ dốc vừa phải, dóc nước, phân bón ủ đúng kỹ thuật, thuốc sâu lựa chọn cẩn thận… Những năm đầu cây xanh tốt,  nhưng từ năm thứ 5 trở đi cây bị vàng lá, dùng nhiều cách cũng không hiệu quả đành phải chặt bỏ cả vườn. Nghĩ cây bưởi khoẻ nên anh trồng thay thế, sau 2 năm cây bưởi cũng bị thế. Theo anh Trường đất đã bị nhiễm vi rút nên không thể trồng được cây có múi.

Qua khảo sát các vườn trồng cam ở thị trấn Cao Phong và các xã lân cận nhận thấy hầu hết vườn nào cũng có cây bị bệnh vàng lá gân xanh. Không thể chăm sóc và chữa được, nhiều vườn phá bỏ trồng cây khác. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Trong những năm gần đây, dịch bệnh vàng lá gân xanh do vi rút gây ra ở cây cam lây lan trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nhiều nhà khoa học, công ty bảo vệ thực vật vào cuộc, thử nghiệm nhiều quy trình chăm sóc nhưng đến nay chưa có quy trình hoặc loại thuốc hữu hiệu. Cũng do dịch bệnh trên cây nên diện tích cam Cao Phong giảm đáng kể. Để giữ được thương hiệu cam Cao Phong, UBND huyện đang xây dựng đề án tái canh cây ăn quả có múi gian đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm khôi phục, duy trì thương hiệu cam Cao Phong. Theo đó, sẽ phát triển khoảng 1.500 ha với giống cây đầu dòng và quy trình chăm sóc cam đúng kỹ thuật từ khâu xử lý đất. Để đề án này được thực hiện cần nhiều nguồn lực về tài chính và sự hỗ trợ của các cấp, ngành, các hộ trồng cam trong huyện. Đây là tiền đề cho vùng cam Cao Phong phát triển bền vững.


Việt Lâm

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục