(HBĐT) - Trước tình hình rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc, ảnh hưởng đến gieo trồng vụ xuân của nông dân. Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND của UBND tỉnh về ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất… ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau đợt rét kéo dài, giúp nông dân ổn định lại sản xuất. 



Nông dân thị trấn Bo (Kim Bôi) bón phân bổ sung giúp giữ ấm cho lúa sinh trưởng tốt.
 
Vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chịu đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất trong năm. Với nhiệt độ xuống dưới 10 độ C kèm theo mưa lạnh đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của người dân. Theo thống kê, tổng số gia súc bị chết do rét trên địa bàn tỉnh hơn 600 con, tập trung ở các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Lương Sơn, TP Hoà Bình... Diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại khoảng 15,5 ha. Tại huyện Kim Bôi, qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, diện tích mạ bị chết rét khoảng 2,4 ha; diện tích cây họ bầu bí bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại 19 ha. Về chăn nuôi, có 16 con gia súc bị chết, trong đó có 7 con trâu, 6 con nghé, 2 con bò, 1 con bê.

Đồng chí Bùi Thị Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Kim Bôi cho biết: Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất do rét đậm, rét hại gây ra. Dưới sự chỉ đạo của huyện và sự phân công của Trung tâm DVNN, đội ngũ cán bộ chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tới người dân về diễn biến thời tiết, khí hậu để chủ động phòng tránh dịch bệnh, đói, rét cho vật nuôi, cây trồng. Khẩn trương rà soát, thống kê nắm rõ tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có, nguồn thức ăn, nơi di chuyển tránh rét và hướng dẫn các hộ chăn nuôi về công tác phòng tránh. Bên cạnh đó, cán bộ chuyên trách tăng cường theo dõi đồng ruộng, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phục hồi sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét kéo dài. 

Một số huyện khác như Đà Bắc thiệt hại khoảng 15,5 ha diện tích mạ mới cấy. Mai Châu thiệt hại khoảng 120 cây luồng, 20 cây xoan, 8 cây lát, 20 cây chuối cùng một số cây lâu năm khác; có khoảng 40 ha diện tích dưa hấu đang giai đoạn phát triển bị ảnh hưởng, cục bộ một số diện tích bị chết do rét. Huyện Tân Lạc ngập úng 3 ha lúa, 5 ha ngô đang trong kỳ sinh trưởng.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất do rét đậm, rét hại gây ra, ngày 22/2/2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND gửi Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, huyện, thành phố, đơn vị về việc ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu các ngành, đơn vị chuyên môn, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh; tăng cường chỉ đạo các biện pháp kỹ thuật phòng, chống rét cho thủy sản nuôi... Sở NN&PTNT cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các địa phương, đơn vị chức năng tăng cường cán bộ về cơ sở để chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn nông dân giải pháp chăm sóc cây trồng sau đợt rét đậm, rét hại; phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa rét gây ra. Tổ chức đoàn công tác, bố trí cán bộ chuyên môn xuống xóm, bản kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người dân, vật nuôi, cây trồng; hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kết hợp với kinh nghiệm của người dân địa phương... 

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Dưới sự chỉ đạo của tỉnh và ngành nông nghiệp, các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây vụ xuân và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, các địa phương cũng chủ động bố trí ngân sách triển khai việc hỗ trợ vật tư, kinh phí giúp người dân, nhất là các hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo để gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin phòng bệnh, khôi phục sản xuất… Tổ chức thống kê thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản do ảnh hưởng bởi giá rét để kịp thời hỗ trợ cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, từ đó khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra... Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 94% diện tích lúa, xuống giống được 35% diện tích trồng ngô, 66% diện tích trồng lạc... Diện tích lúa bị chết, cây trồng bị ảnh hưởng do rét tiếp tục được cấy bổ sung và tăng cường chăm sóc, phục hồi.


Thu Hằng

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục