(HBĐT) - Quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm nông, lâm, thủy sản (NLTS) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh, nhất là khi thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng công tác quản lý chất lượng NLTS của tỉnh thời gian qua vẫn được đặc biệt chú trọng.



Cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn Lương Sơn, số 451 đường Trần Phú, thị trấn Lương Sơn chuyên cung cấp thực phẩm, nông sản chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Nhằm giới thiệu, quảng bá và bán nông sản tiêu biểu của tỉnh, huyện cho người tiêu dùng (NTD), tháng 3/2022, Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp HND huyện Lương Sơn khai trương cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn Lương Sơn, địa chỉ tại số 451, đường Trần Phú, thị trấn Lương Sơn. Sản phẩm được bày bán tại cửa hàng đều có chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), có tem truy xuất nguồn gốc (TXNG), giá thành hợp lý. Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện cho biết: Cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn Lương Sơn trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông sản đặc hữu của tỉnh và một số tỉnh, thành phố khác. Cửa hàng cam kết chỉ kinh doanh những mặt hàng đủ tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, nguồn gốc rõ ràng. Ngoài việc mang đến nguồn thực phẩm sạch cho NTD, cửa hàng đi vào hoạt động cũng góp phần mở rộng thị trường, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Để nâng cao nhận thức về sản xuất, sử dụng thực phẩm an toàn trong cộng đồng, từ đầu năm đến nay, ngành NN&PTNT tích cực thực hiện lồng ghép các hoạt động chuyên môn với công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định về ATTP bằng nhiều hình thức. Trong 4 tháng đầu năm, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã hướng dẫn, thẩm định và cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 12 cơ sở SX-KD NLTS; thẩm định và cấp 10 chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; 12 chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV cho các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN); cấp 1 giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc BVTV cho 1 công ty có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, hoạt động lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP NLTS được thực hiện thường xuyên. Từ đầu năm đến nay, các lực lượng đã tiến hành các cuộc kiểm tra liên ngành về ATTP, qua tổ chức lấy mẫu không phát hiện mẫu sản phẩm NLTS vi phạm chỉ tiêu ATTP. Ngoài ra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động buôn bán, lưu thông VTNN với 20 cơ sở, có 14 cơ sở chấp hành tốt (6 cơ sở không hoạt động tại thời điểm kiểm tra).

Đặc biệt, xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm là vấn đề được quan tâm. Các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn tiếp tục được hình thành và phát triển. Một số doanh nghiệp, đơn vị, HTX đầu tư SX-KD thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn của NTD cả trong và ngoài tỉnh như: HTX 3T nông sản Cao Phong, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cung cấp sản phẩm cam VietGAP cho các cửa hàng, hệ thống cung cấp thực phẩm sạch tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố; Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) cung cấp các sản phẩm măng chế biến cho hệ thống siêu thị ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước…

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Có thể thấy, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Những vấn đề gây bức xúc về thực phẩm NLTS không an toàn trên địa bàn tỉnh dần được kiểm soát và giảm cả số lượng, mức độ, hiện tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm ATTP NLTS vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức, hành động của các cơ sở SX-KD NLTS trên địa bàn tỉnh, các địa phương trong tỉnh tích cực phát triển sản xuất nông sản tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hàng năm, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm ATTP cho các cơ sở SX-KD lĩnh vực này. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống kiểm soát chất lượng cho lực lượng quản lý bảo đảm đáp ứng yêu cầu…


Thu Hằng

Các tin khác


Nông dân khó chồng khó khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng

(HBĐT) - Khó khăn trong tiêu thụ vẫn chưa được tháo gỡ, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lại chồng chất thêm rủi ro khi giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử - cơ hội và thách thức

(HBĐT) -Ứng dụng các nền tảng số để thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của nền kinh tế số hiện nay. Đặc biệt, thời gian qua, dưới tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng mạnh. Nắm bắt thời cơ, tỉnh đã, đang đẩy mạnh việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) lên sàn TMĐT. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy đề ra phương châm phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình nhanh, bền vững; xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các loại cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là vùng Thủ đô và vươn tới xuất khẩu. Muốn vậy phải có chất lượng sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn, giá cả hợp lý, gắn sản xuất với thị trường.

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngay trong những ngày đầu xuân mới 2022, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Gia Mô và Quyết Chiến, 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn huyện lên 7/15 xã, đạt 46,6%. Tỷ lệ còn khá khiêm tốn nhưng cấp ủy, chính quyền huyện xem đây là thành quả của sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chương trình.

Huyện Lạc Thuỷ: Giảm diện tích trồng cây có múi kém hiệu quả

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao. 

Nâng cao hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 100 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: 22 sản phẩm đạt 4 sao, 78 sản phẩm đạt 3 sao. Chương OCOP phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Thông qua thực hiện chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, là giải pháp quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục