Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo kế hoạch, nguồn vốn đầu tư của huyện Đà Bắc năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 39,3 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 đã giải ngân được trên 27,2 tỷ đồng, đạt 69,1% vốn kế hoạch. Năm 2023, nguồn vốn được phân bổ trên 71,1 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 giải ngân được trên 18 tỷ đồng, đạt 25,3% vốn kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2023, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.





Công trình nhà văn hóa xóm Trung Thượng, xã Trung Thành (Đà Bắc) được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguồn vốn đầu tư đã triển khai thực hiện 75 công trình. Các công trình được lấy ý kiến và xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, quá trình thi công được nhân dân giám sát. Các công trình mang lại lợi ích thiết thực cho người dân như: hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 20 hộ dân xã Nánh Nghê; công trình nước sinh hoạt xóm Nghê, xã Nánh Nghê; công trình nước sinh hoạt tập trung ở xã Đồng Ruộng; tái định cư xóm Ruốc, xã Nánh Nghê; cải tạo cơ sở vật chất Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Vầy Nưa…

Đối với nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 huyện được phân bổ trên 22 tỷ đồng. Đến hết tháng 9/2023 đã thực hiện giải ngân trên 6,7 tỷ đồng, đạt 31%. Năm 2023, đợt 1 được giao trên 20 tỷ đồng, đợt 2 trên 16 tỷ đồng. Một số tiểu dự án mang lại hiệu quả tích cực như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 170 hộ trên địa bàn 14 xã; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 720 hộ của 16 xã; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 204 công trình duy tu, sửa chữa; sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị phòng học, ký túc xá cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện; tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp và đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai các cấp với 990 lượt người tham gia…

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Giải ngân các nguồn vốn CTMTQG chậm do nguồn vốn sự nghiệp năm 2023 được UBND tỉnh giao vào tháng 4. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc từng CTMTQG để các địa phương triển khai thực hiện chưa kịp thời. Việc huy động xã hội hoá nguồn lực thực hiện chương trình còn khó khăn. Chương trình có nội dung rộng, quy mô lớn, văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án chưa đồng bộ, rõ ràng, chưa kịp thời, đầy đủ nên việc tổ chức triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Một số dự án, tiểu dự án giao UBND xã làm chủ đầu tư công tác triển khai thực hiện còn chậm, chưa chủ động. Việc thực hiện các gói mua sắm hàng hóa trên 100 triệu đồng phải đấu thầu qua mạng, UBND xã gặp khó khăn trong tổ chức thực hiện đấu thầu. Đối với tiểu dự án mua trang thiết bị phục vụ đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệptạm dừng, vì đối tượng hỗ trợ thụ hưởng kinh phí là cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, trong thời gian tới, Phòng Dân tộc huyện Đà Bắc tập trung phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, UBND xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn. Tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo kịp thời triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện.


Việt Lâm


Các tin khác


Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Huyện Yên Thủy: Trang bị kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 96 người có uy tín

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND huyện Yên Thủy luôn quan tâm thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần đối với người có uy tín và người thân của người có uy tín khi ốm đau, bệnh tật, qua đời. Thực hiện theo dõi việc cung cấp thông tin cho người có uy tín của UBND các xã, thị trấn, có đảm bảo số lượng và đối tượng thụ hưởng.

Góp phần tạo sinh kế cho lao động nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thăm xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), chúng tôi bị cuốn hút bởi hoạt động trải nghiệm dệt thổ cẩm, nhuộm vải cùng các chị em trong tổ hợp tác (THT) thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng. Trong căn phòng nhỏ, các sản phẩm thổ cẩm mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao dần được tạo ra bởi những đôi tay khéo léo, tỉ mỉ. Không chỉ góp phần "hồi sinh” nghề dệt truyền thống, THT còn tạo việc làm cho nhiều nữ lao động người Dao Tiền ở nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục