(HBĐT) - Thăm xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), chúng tôi bị cuốn hút bởi hoạt động trải nghiệm dệt thổ cẩm, nhuộm vải cùng các chị em trong tổ hợp tác (THT) thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng. Trong căn phòng nhỏ, các sản phẩm thổ cẩm mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao dần được tạo ra bởi những đôi tay khéo léo, tỉ mỉ. Không chỉ góp phần "hồi sinh” nghề dệt truyền thống, THT còn tạo việc làm cho nhiều nữ lao động người Dao Tiền ở nơi đây.


Sản phẩm của tổ hợp tác thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) được làm thủ công nên du khách ưa thích.

Cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ, mộc mạc ở xóm Sưng ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Một trong những hoạt động thú vị được du khách yêu thích nhất là cùng nhuộm vải và dệt thổ cẩm với bà con địa phương. Năm 2019, với khát khao đem lại sinh kế, giúp phụ nữ Dao Tiền vươn lên làm chủ cuộc sống, nắm bắt và tận dụng những lợi thế địa phương sẵn có, những đặc sắc truyền thống dân tộc, THT thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng được thành lập. Hiện THT có 12 thành viên với mức thu nhập khá ổn định. Một điều đặc biệt tại THT này là trong các chị em tham gia làm việc, có chị là người khuyết tật hoặc gia đình có thành viên là người khuyết tật, có người trong gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn của địa phương. Dù vậy, ai cũng luôn cố gắng hoàn thành hết phần việc của mình với tâm huyết và đam mê.

Giờ đây, dù cho cuộc sống hiện đại đã lan tỏa đến những bản làng vùng cao, phụ nữ Dao Tiền vẫn luôn mong muốn giữ nguyên giá trị và bản sắc của dân tộc mình. Cẩn thận đưa từng mũi kim trên tấm thổ cẩm đang thêu dở, chị Lý Thị Nhất, thành viên THT cho biết: Từ nhỏ, chị em xóm Sưng được lớp người già truyền dạy lại nghề và họ đều tự tay mình dệt thành vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn, đường viền để trang trí trên váy, áo của mình. Bởi vậy, công việc ở THT đối với các chị em không quá khó khăn. Sau khi thành lập, được các dự án, chương trình của địa phương, các tổ chức hỗ trợ, chị em được đào tạo thêm kỹ năng cắt may cũng như cách sử dụng máy may hiện đại. Dù vậy, kỹ thuật dệt vải, nhuộm chàm vẫn được các thành viên THT thực hiện theo đúng phương pháp truyền thống của thế hệ đi trước truyền lại.

Để làm nên một tấm vải thổ cẩm hoàn chỉnh, người phụ nữ Dao phải chuẩn bị nguyên liệu tỉ mỉ. Tất cả các công đoạn đều được làm bằng tay, đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo và chuyên tâm mới có tấm vải dệt chỉ sợi đều tăm tắp. Trên sản phẩm, chị em ứng dụng các kỹ thuật thêu hoa văn vào sản xuất túi xách, khăn quàng cổ, móc khóa... Kỹ thuật nhuộm chàm cũng được sử dụng, chủ yếu là để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm cách nhuộm vải khi đến tham quan nơi này.

Hiện, sản phẩm của THT thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng trở thành hàng hóa được quảng bá trên các mạng xã hội, được nhiều du khách biết đến. THT cung cấp đa dạng các sản phẩm như: Túi xách, trang phục truyền thống người dân tộc Dao Tiền, ví, móc khóa, ba lô... Giá thành các sản phẩm phụ kiện thời trang dao động từ 200.000 - 500.000 đồng/sản phẩm. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu từ bán các sản phẩm thổ cẩm đạt trên 100 triệu đồng, chưa kể từ các dịch vụ hướng dẫn du khách trải nghiệm nhuộm vải, dệt thổ cẩm.

Sau thời gian thành lập và đi vào hoạt động, THT đã truyền cảm hứng, thúc đẩy chị em nỗ lực sản xuất, lao động để cải thiện thu nhập. Chị Lý Thị Hằng, tổ trưởng THT cho biết: Hiệu quả kinh tế mà THT thổ cẩm Dao Tiền xóm Sưng mang lại có thể còn khiêm tốn. Tuy nhiên, THT cùng các thành viên đã nỗ lực gìn giữ, phát huy được ngành nghề truyền thống của dân tộc mình. Quan trọng nhất là THT đã giúp lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương có việc làm ổn định và cải thiện thu nhập, từng bước vươn lên.

Về lâu dài, để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của khách hàng cũng như nâng cao năng suất hoạt động, đời sống thành viên và thúc đẩy du lịch cộng đồng, THT mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương để đảm bảo cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các thành viên của tổ cũng mong muốn được đào tạo nâng cao tay nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, độc đáo nhằm thu hút khách du lịch...


T.H


Các tin khác


Xã Nam Phong cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Lạc Sỹ: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi thay

(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.

Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục