Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 được cụ thể hóa bằng 10 dự án, trong đó dự án 1 tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí của tỉnh Hòa Bình từ nguồn vốn Trung ương để triển khai dự án là trên 414 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn được giao trên 212 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 114,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 97,7 tỷ đồng. Năm 2022, 2023, tỷ lệ giải ngân từ nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 84,15%; nguồn vốn sự nghiệp đạt 74,11%. Năm 2024, kế hoạch vốn thực hiện dự án của tỉnh gần 76 tỷ đồng.
Với số vốn được giao, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 696 hộ đồng bào dân tộc thiểu số về nhà ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 2.621 hộ; hỗ trợ trên 14,9 nghìn hộ nước sinh hoạt phân tán; xây dựng 37 công trình nước sinh hoạt.
Thông qua các dự án góp phần từng bước phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi một cách chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.
H.Y
Hội Chữ thập đỏ huyện Đà Bắc cùng Nha khoa quốc tế Sky, Nha khoa Việt Anh (Hà Nội) vừa tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Minh.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ tích cực, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó lan tỏa tinh thần tự lực, tự cường của người dân trong việc mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình sinh kế hiệu quả.
Ban tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc vừa ban hành Thể lệ Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc” tỉnh Hòa Bình. Cụ thể nội dung Thể lệ như sau:
Những năm qua, quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lương Sơn ngày càng được thực thi tốt hơn. Người dân được tạo mọi điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất để tiếp cận những thông tin chính thống về đường lối, chính sách, pháp luật cũng như tình hình trong huyện, tỉnh và trong nước, quốc tế.
Theo UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 122 người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Hàng năm, huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí và lồng ghép nguồn vốn triển khai các chính sách đối với người có uy tín như: tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà người có uy tín trong dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.
Ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) có nguồn lực đầu tư lớn, phạm vi rộng, đối tượng thụ hưởng nhiều.