Những năm qua, huyện Yên Thủy quan tâm huy động nhiều nguồn lực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, diện mạo xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) từng bước khởi sắc. Ảnh: Một góc xóm Nghia, xã Lạc Sỹ.
Lạc Sỹ là xã vùng xa, khó khăn nhất của huyện Yên Thủy, 99% đồng bào dân tộc Mường. Với sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, KT-XH, đời sống nhân dân trong xã cải thiện rõ nét. Tuyến đường từ trung tâm huyện qua xã Lạc Lương đến xã Lạc Sỹ đã dễ đi hơn nhiều. Các công trình giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học xuất hiện nhiều hơn ở vùng đất khó này.
Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ Bùi Văn Chung cho biết: Nhiều nguồn lực đầu tư đã giúp Lạc Sỹ đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, sản xuất. 7 km đường liên xã được nhựa hóa và bê tông hóa, 53,6% đường nội thôn được cứng hóa. Công trình thủy lợi đã góp phần chủ động tưới tiêu cho 85,2% diện tích sản xuất nông nghiệp. 100% hộ được sử dụng điện thường xuyên. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, Trường PTDT Bán trú TH&THCS đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2024. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, dột nát. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội, không có khiếu kiện đông người kéo dài; không xảy ra trọng án, không có điểm nóng về tai tệ nạn xã hội. Tại các vùng thuận lợi hơn như Yên Trị, Phú Lai đang là điểm sáng trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Huyện Yên Thủy có 10 xã, 1 thị trấn với 115 xóm, khu phố. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã xã khu vực III, II, I thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện có 5 xã khu vực III, 5 xã khu vực I và 1 thị trấn khu vực I. Theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện không có thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, I. Tổng số hộ trên địa bàn huyện là 17.310, hộ DTTS 12.011 (dân tộc Mường chiếm 69,22%). Số hộ nghèo DTTS là 685 hộ, chiếm 5,84% tổng số hộ nghèo và cận nghèo 629 hộ, chiếm 3,36%.
Thời gian qua, huyện luôn quan tâm phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện có hiệu quả. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2022-2024, huyện được phân bổ 150.579 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng năm 2022, 2023 là 82.591 triệu đồng, giải ngân đạt 100%. Năm 2024, huyện được phân bổ 67.988 triệu đồng xây dựng 27 công trình. UBND huyện giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư 22 công trình, UBND các xã làm chủ đầu tư 5 công trình. Đến nay, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật 22 công trình, còn 5 công trình sửa chữa nhà văn hóa do xã làm chủ đầu tư theo cơ chế đặc thù đang hoàn tất thủ tục, hồ sơ theo quy định. Phòng Dân tộc là cơ quan thường trực chương trình đang tiến hành các bước tiếp theo để khởi công các công trình. Đối với hỗ trợ làm nhà ở thuộc dự án 1, hỗ trợ 35 hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ làm nhà ở tại xã Lạc Sỹ. UBND xã đang rà soát đối tượng thụ hưởng để thực hiện theo quy định.
Bên cạnh đó, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện một số chính sách về công tác dân tộc. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện đạt những kết quả quan trọng. Nhiều công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư xây mới, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS, khó khăn. Nhiều mô hình trong sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Lê Chung
Theo UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 122 người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Hàng năm, huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí và lồng ghép nguồn vốn triển khai các chính sách đối với người có uy tín như: tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà người có uy tín trong dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.
Ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) có nguồn lực đầu tư lớn, phạm vi rộng, đối tượng thụ hưởng nhiều.
Mạnh dạn đưa cây rau mít - loại rau rừng mọc nhiều ở các triền đồi về trồng tại vườn nhà và kiên trì gắn bó đã được chục năm, chị Bùi Thị Xuyến, dân tộc Mường ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) trở thành "bà trùm” rau mít với cơ sở sản xuất giống lớn nhất tỉnh. Cũng nhờ loài cây này, gia đình chị thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm, từng bước vươn lên thành hộ tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Là một trong những xã diện đặc biệt khó khăn, nằm ở vùng thượng của huyện Tân Lạc, xã Phú Vinh hiện có trên 4.400 nhân khẩu, trong đó có đến 99% dân số là người dân tộc Mường. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn nỗ lực để chăm lo tốt hơn đến đời sống của người dân.
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, huyện được giao gần 18,7 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay đã giải ngân gần 3,7 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hoà Bình, tính đến hết tháng 4/2024, toàn tỉnh có tổng số 2.590 ca đẻ. Trong đó số phụ nữ đẻ là người dân tộc thiểu số chiếm 85,3% (2.209 phụ nữ).