Tỉnh Hòa Bình hiện có trên 1.270 người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ là già làng, trưởng dòng họ, trưởng thôn, bản, cán bộ nghỉ hưu, chức sắc tôn giáo, thầy mo, thầy cúng, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người sản xuất giỏi... "nói dân tin, bảo dân nghe”. Nhiều năm qua, NCUT luôn là lực lượng nòng cốt, "cầu nối” đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với ĐBDTTS.
Ông Bàn Văn Thân (bên phải) là một trong những người có uy tín tiêu biểu ở xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.
Ở khu I, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), nhắc đến bà Phạm Thị Đạo ít người không biết. Là cán bộ hưu trí, Bí thư chi bộ khu và được công nhận là NCUT trong vùng ĐBDTTS. Những năm đầu bắt tay thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tuy là địa bàn trung tâm song đường giao thông ở khu I còn nhiều khó khăn, chưa đủ rộng, xanh - sạch - đẹp, thậm chí có những đoạn chưa được cứng hóa. Làm đường để thuận tiện đi lại, giao thương là nguyện vọng của đại đa số người dân. Tuy nhiên không chỉ khó về kinh phí thực hiện, việc làm sao để một số hộ bị ảnh hưởng chịu hiến đất, mở rộng đường giao thông cũng là "bài toán" đối với cấp ủy, chính quyền trên địa bàn.
Sau nhiều lần bà Đạo phối hợp cùng UBND phường Kỳ Sơn kiên trì tuyên truyền, vận động, 5 hộ bị ảnh hưởng bởi việc mở đường đã tự nguyện hiến trên 1.000m2 đất. Cũng từ đó lan tỏa trong khu thông điệp: "Hiến đất tức là hiến tài sản, người ta còn làm được, vậy mình bỏ chút công làm đường có là gì”. Tiên phong là đảng viên, rồi đến nhân dân, mỗi gia đình góp một đến vài ngày công, chung tay vì lợi ích chung của cộng đồng.
Ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), ông Bàn Văn Thân là NCUT trong đồng bào DTTS luôn được nhân dân quý trọng. Từ nhiều năm nay, cùng những NCUT, ông Thân đã vận động con cháu trong dòng họ, trong xóm Dướng tự nguyện giao nộp vũ khí cho Công an xã. Cùng với sự vào cuộc của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực tuyên truyền, vận động của ông Thân, nhiều năm qua, ở Vầy Nưa không có người Dao nào liên quan tới tệ nạn xã hội; các vụ việc vi phạm pháp luật được ngăn chặn, giải quyết ngay tại cơ sở. Theo ông Thân chia sẻ, để phát huy tinh thần trách nhiệm của NCUT trong cộng đồng dân cư, ông luôn xác định, trước tiên bản thân phải tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, sau đó là nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy ước của xóm, xã để làm sao giữ gìn ANTT, an toàn xã hội, nhất là đoàn kết các dân tộc, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, không đợi tổ chức các cuộc họp, ông thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện cùng người dân, kết hợp tuyên truyền, vận động các hộ cùng chung sức, đồng lòng xây dựng cuộc sống mới.
Trên lĩnh vực văn hóa, một điển hình NCUT dân tộc Mường là Nghệ nhân Ưu tú, nhà nghiên cứu văn hóa Mường Bùi Huy Vọng (xã Hương Nhượng - Lạc Sơn), người đã lưu giữ, sưu tầm được rất nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu về văn hóa dân tộc Mường. Ông còn tham gia phục dựng lễ hội đình Khênh, lễ hội Đu Vôi... ở huyện Lạc Sơn; biên dịch trang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử, biên soạn sách tiếng Mường cổ. Nghệ nhân Ưu tú Bùi Huy Vọng cho biết: "Hiện nay, Chính phủ đã cho phép xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường để trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trở thành văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Một số di sản văn hóa khác, như: Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường, lễ hội Khai hạ hay lịch Đoi/Roi (lịch tre) đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Tình yêu văn hóa dân gian Mường luôn nóng bỏng trong tôi”.
Theo đồng chí Đỗ Duy Sâm, Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh, NCUT bằng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân cũng như thực tế tại địa phương đã phát huy tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, họ gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện. Bằng uy tín của mình, cùng tình yêu quê hương, những NCUT của tỉnh Hòa Bình góp phần quan trọng trong việc xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.
Minh Vũ
Những năm qua, quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lương Sơn ngày càng được thực thi tốt hơn. Người dân được tạo mọi điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất để tiếp cận những thông tin chính thống về đường lối, chính sách, pháp luật cũng như tình hình trong huyện, tỉnh và trong nước, quốc tế.
Theo UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 122 người có uy tín được công nhận trong cộng đồng. Hàng năm, huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí và lồng ghép nguồn vốn triển khai các chính sách đối với người có uy tín như: tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, tham quan học tập, thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai, tặng quà người có uy tín trong dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc.
Ba chương trình mục tiêu quốc gia (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) có nguồn lực đầu tư lớn, phạm vi rộng, đối tượng thụ hưởng nhiều.
Mạnh dạn đưa cây rau mít - loại rau rừng mọc nhiều ở các triền đồi về trồng tại vườn nhà và kiên trì gắn bó đã được chục năm, chị Bùi Thị Xuyến, dân tộc Mường ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) trở thành "bà trùm” rau mít với cơ sở sản xuất giống lớn nhất tỉnh. Cũng nhờ loài cây này, gia đình chị thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm, từng bước vươn lên thành hộ tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Là một trong những xã diện đặc biệt khó khăn, nằm ở vùng thượng của huyện Tân Lạc, xã Phú Vinh hiện có trên 4.400 nhân khẩu, trong đó có đến 99% dân số là người dân tộc Mường. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn nỗ lực để chăm lo tốt hơn đến đời sống của người dân.
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, huyện được giao gần 18,7 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay đã giải ngân gần 3,7 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch.