Những năm qua, quyền tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Lương Sơn ngày càng được thực thi tốt hơn. Người dân được tạo mọi điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất để tiếp cận những thông tin chính thống về đường lối, chính sách, pháp luật cũng như tình hình trong huyện, tỉnh và trong nước, quốc tế.
Hệ thống thư viện trường học, tủ sách tại các địa phương huyện Lương Sơn được quan tâm đầu tư, góp phần đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong đồng bào DTTS. Ảnh chụp tại thư viện trường TH&THCS Cửu Long, thị trấn Lương Sơn.
Để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào DTTS, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Qua đây, nhận thức của đồng bào được nâng cao, quyền tiếp cận thông tin của người dân vùng DTTS được bảo đảm, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Những năm qua, báo chí đã trở thành kênh tuyên truyền có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về chính sách dân tộc, tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Quốc Hoàn, trong giai đoạn 2019- 2024, người có uy tín trên địa bàn được cấp Báo Hòa Bình, Báo Dân tộc và phát triển với số lượng 610 kỳ. Chính sách cấp báo được thực hiện từ T.Ư qua hệ thống bưu chính. UBND huyện giao phòng Dân tộc phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách; hướng dẫn UBND các xã, thị trấn sử dụng, quản lý, lưu trữ và bảo quản các ấn phẩm tạp chí được cấp, đảm bảo phát huy hiệu quả trong công tác thông tin, tuyên truyền.
Thông qua việc tiếp cận với báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân. Nhiều hộ đã thực hiện các quy trình canh tác mới, chủ động đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT, đưa các giống mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… Bà Hoàng Thị Thìn, Bí thư Chi bộ Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch cho biết: Các ấn phẩm báo chí với hình ảnh phong phú, cách thể hiện đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thông đại chúng phù hợp với người dân miền núi. Chính các ấn phẩm báo chí đã giúp lãnh đạo địa phương định hướng thông tin, tuyên truyền đến bà con, điển hình như trong quá trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp… Hơn nữa, các ấn phẩm báo in bà con có thể truyền tay nhau, sau khi đọc xong trở thành tài liệu lưu trữ.
Để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào DTTS, huyện Lương Sơn quan tâm đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ việc truyền thanh, truyền hình của Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thông huyện. Đồng thời, trang bị phương tiện tác nghiệp đầy đủ phục vụ hoạt động thông tin và truyền thông cơ sở.
Về thông tin liên lạc, 100% xã có điểm liên lạc điện thoại công cộng. Mạng điện thoại di động phủ sóng rộng khắp, bảo đảm liên lạc thông suốt trong mọi tình huống. Hiện nay, 11/11 xã, thị trấn được phủ sóng mạng 4G/5G, hạ tầng mạng cáp quang bao phủ đến các xóm, hệ thống Wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu của người dân và du khách tại các điểm công cộng...
Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Băng zôn, khẩu hiệu, pano, sân khấu hóa, tuyên truyền lưu động bằng xe loa và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trên địa bàn huyện diễn ra rộng khắp và sôi nổi.
Giai đoạn 2019- 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 2,91% xuống còn 1,83%. Đồng bào DTTS tin tường các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động xây dựng quê hương phát triển.
"Việc được bảo đảm quyền tiếp cận thông tin giúp đồng bào DTTS có cơ hội bình đẳng trong tìm kiếm các nguồn thông tin. Đây chính là tiền đề để thực hiện quyền dân chủ, văn minh trong xã hội. Khi được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin chính thống, đồng bào có thể từng bước nâng cao chất lượng đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình, chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động xã hội; "miễn dịch” trước những thông tin xấu, độc. Từ đó, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.” - Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Quốc Hoàn khẳng định.
Minh Vũ
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, huyện được giao gần 18,7 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay đã giải ngân gần 3,7 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hoà Bình, tính đến hết tháng 4/2024, toàn tỉnh có tổng số 2.590 ca đẻ. Trong đó số phụ nữ đẻ là người dân tộc thiểu số chiếm 85,3% (2.209 phụ nữ).
Những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thu Phong (Cao Phong) phát động đạt nhiều kết quả. Qua đó, xuất hiện nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Một trong những điển hình là chị Bùi Thị Hải Yến, sinh năm 1987, dân tộc Mường ở xóm Đúng Thá. Chị là Phó chủ tịch Hội LHPN xã, một cán bộ hội chăm chỉ, năng động phát triển kinh kế từ mô hình nuôi ong kết hợp đa dạng sản phẩm từ mật ong.
Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng được sự hỗ trợ của tỉnh và huyện với nhiều nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống người dân xã Miền Đồi từng bước được cải thiện. Trở lại thăm xã Miền Đồi vào cuối tháng 6, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng đất này.
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, thực hiện Dự án 1 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Lạc Sơn đã giải ngân 10,94 tỷ đồng, đạt 36,5% kế hoạch vốn giao.
Những năm qua, công tác cấp phát không thu tiền ấn phẩm Báo Hòa Bình cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nói chung và người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng kịp thời, hiệu quả đã mang lại những hiệu quả thiết thực.