Thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Từ năm 2022 - 2024, huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu với tổng số vốn giao 35.683 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. Đến nay giải ngân được trên 3,66 tỷ đồng nguồn vốn cho các dự án, đạt khoảng 10,3%.
Tổ hợp tác ớt rừng Phú
Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao
động.
Với nội dung số 1 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi
giá trị, tổng số vốn phân bổ năm 2022 - 2024 là 35.683 triệu đồng. Hiện huyện
Lạc Sơn đã thực hiện hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo cộng đồng; từ số
vốn được giải ngân trên 2 tỷ đồng, nhiều hộ nghèo tại 4 xã đặc biệt khó khăn đã
được hỗ trợ 61 con bò sinh sản. Thực hiện nội dung số 3 về thúc đẩy khởi sự
kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện đã
tiến hành giải ngân trên 1,5 tỷ đồng. Qua đó đã góp phần xây dựng nhiều mô hình
kinh tế hiệu quả, giải quyết việc làm cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN.
Nội dung số 2 về đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý không thực
hiện.
P.V
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Kim Bôi có 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được huyện quan tâm, là tiền đề để nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cuộc sống hôm nay.
Những năm qua, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được chú trọng, nâng cao cả chất lượng và số lượng. Giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh Hoà Bình đã tuyển dụng 836 công chức, viên chức, trong đó có 561 công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 67,10%.
Từ năm 2019 - 2024, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc 4 dự án.
Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Việc chăm lo đồng bào dân tộc không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước mà còn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 79 năm ngày Độc lập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn. Có được kết quả đó là nhờ những chương trình, chính sách hỗ trợ được triển khai hiệu quả, tạo sinh kế cho ĐBDTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Huyện Yên Thuỷ có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh chiếm 30,06% và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện triển khai nhiều giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.