Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thực hiện giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt hơn 59%, trong đó vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng.


Thông qua hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện Cao Phong. Ảnh chụp tại xóm Nhõi Trong, xã Hợp Phong.

Theo đó, trên địa bàn huyện Cao Phong có 95 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở. Trong đó, năm 2022 hỗ trợ xong cho 45 hộ; năm 2024, huyện hỗ trợ 50 hộ với kinh phí được giao 3,8 tỷ đồng, hiện các hộ đang triển khai xây dựng nhà ở. 

Bên cạnh đó, huyện Cao Phong đã phân bổ gần 3,4 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề. Đến nay đã cấp phát máy móc cho 193 hộ dân và 147 hộ (năm 2024) đang triển khai thực hiện. 

Về hỗ trợ nước sinh hoạt, huyện được phân bổ trên 15 tỷ đồng, thực hiện hỗ trợ 1.530 hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có khó khăn về nước sinh hoạt. Trong đó đã hỗ trợ 801 téc chứa nước, còn năm 2024 đang triển khai hỗ trợ cho 44 hộ dân.


P.V

Các tin khác


Trường TH&THCS Hang Kia A từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc

Thuộc địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) bước đầu tạo được nền nếp trong công tác dạy và học với tỷ lệ học sinh chuyên cần có sự chuyển biến, học sinh vui đến lớp tăng lên từng năm.

Chung tay hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025, thầy và trò Trường TH&THCS Yên Hòa (Đà Bắc) phấn khởi nhận bàn giao công trình nhà bán trú và các công trình phụ trợ. Với tổng kinh phí 4 tỷ đồng, công trình được xây dựng 2 tầng khang trang, đầy đủ hạng mục phụ trợ đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học cho ngôi trường thuộc vùng khó khăn bậc nhất của huyện nghèo Đà Bắc.

Huyện Lạc Sơn: Phân bổ trên 35 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Thực hiện Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Từ năm 2022 - 2024, huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu với tổng số vốn giao 35.683 triệu đồng từ ngân sách Trung ương. Đến nay giải ngân được trên 3,66 tỷ đồng nguồn vốn cho các dự án, đạt khoảng 10,3%.

Huyện Yên Thủy: Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số

Cách xa Trung tâm Y tế (TTYT) huyện gần 40 km, đường quanh co đèo dốc khó đi, nên mỗi khi ốm đau đa số người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) đều tìm đến Trạm y tế (TYT) xã. Trong 8 tháng năm nay, TYT xã khám và điều trị cho 830 lượt người.

Trên 800 tỷ đồng thực hiện chính sách về giáo dục

Toàn tỉnh hiện có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT, 11 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục