Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.


Người dân xã Đú Sáng (Kim Bôi) phát triển trồng rau an toàn, từng bước cải thiện thu nhập.

Theo đó, với Tiểu dự án 1 về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, từ năm 2019 đến nay, huyện đã giải ngân được 8.036/11.653 triệu đồng, đạt 68,96% từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Trung ương. Số vốn này đã được sử dụng để thực hiện Dự án hỗ trợ bảo vệ trên 20.440 ha rừng tự nhiên tại 12 xã và bảo vệ trên 338 ha rừng sản xuất tại 8 xã trong huyện. 

Đối với Tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện đã tiến hành giải ngân được 9.342/17.327 triệu đồng, đạt 53,91% kế hoạch giao. 

Từ các nguồn vốn được giải ngân, nông dân vùng DTTS được tiếp cận, tập huấn khoa học kỹ thuật, trau dồi kinh nghiệm sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng nông sản do địa phương sản xuất. Đến nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi có 3 nhãn hiệu tập thể gồm: "Cam Mường Động”, "Bưởi Mường Động” và "Nhãn Sơn Thủy”; trên 210 ha cây ăn quả các loại được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; 34 ha nhãn được cấp chứng nhận GlobaGAP; có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Trung Quốc, Úc, EU. Các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được duy trì, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nâng cao thu nhập cho người dân.


T.H

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số

Cách xa Trung tâm Y tế (TTYT) huyện gần 40 km, đường quanh co đèo dốc khó đi, nên mỗi khi ốm đau đa số người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) đều tìm đến Trạm y tế (TYT) xã. Trong 8 tháng năm nay, TYT xã khám và điều trị cho 830 lượt người.

Trên 800 tỷ đồng thực hiện chính sách về giáo dục

Toàn tỉnh hiện có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, trong đó có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT, 11 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT và 1 trường phổ thông dân tộc nội trú THCS.

Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vùng dân tộc thiểu số

Là ngôi trường chuyên biệt, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Đà Bắc là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo con em các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Từ đó, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là người dân tộc thiểu số cho địa phương.

Giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết tại vùng dân tộc thiểu số

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình 1719), nhiều nội dung, dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết tại vùng đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, nâng cao đời sống người dân.

Huyện Kim Bôi bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 

Huyện Kim Bôi có 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được huyện quan tâm, là tiền đề để nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cuộc sống hôm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục