Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn chủ động, tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề... hỗ trợ hội viên. Qua đó, giúp hội viên, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Hợp tác xã liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch, thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương phục vụ chế biến tinh bột sắn dây theo tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nông dân xã Tân Hòa (Lương Sơn) thu nhập khá từ mô hình trồng rau an toàn.
HND huyện Lương Sơn có trên 13.580 hội viên (72% người dân tộc thiểu số), sinh hoạt tại 498 chi, tổ hội. Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, HND huyện phối hợp Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các ngành, đoàn thể tuyên truyền, khuyến khích nông dân tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, theo hướng hữu cơ; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; sản xuất theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP... Từ năm 2021 đến nay, HND huyện đã phối hợp tổ chức 34 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho trên 1.000 hội viên.
HND các xã, thị trấn tạo điều kiện để nông dân tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất qua hoạt động tín chấp. Tính đến tháng 6/2024, các cấp HND huyện ký tín chấp với các ngân hàng trên 406,423 tỷ đồng thông qua 176 tổ tiết kiệm và vay vốn cho trên 5.000 hội viên vay. Đồng thời, quản lý hiệu quả trên 3,32 tỷ đồng Quỹ hỗ trợ nông dân cho hơn 200 lượt hộ hội viên vay. Do được quản lý chặt, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nên các nguồn vốn do HND quản lý được sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, nợ quá hạn dưới mức cho phép. Ngoài ra, các hoạt động phối hợp cung ứng phân bón, cây, con giống, thức ăn chăn nuôi trả chậm cho hội viên cũng được HND quan tâm đẩy mạnh. Qua đó, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo.
Nhờ có vốn và kiến thức sản xuất từ sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp HND trong huyện, nhiều hộ nông dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững. Từ phong trào này, nhiều hộ hội viên đã khai thác tiềm năng đất đai, lao động, vốn, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập hàng năm từ 500 triệu đồng trở lên. Năm 2023, toàn huyện có 19.635 hộ hội viên đăng ký và đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp.
Ông Lê Đức Minh, xóm Lam Sơn, xã Lâm Sơn là hộ nông dân SXKD giỏi tiêu biểu của xã và huyện. Theo chia sẻ, gia đình ông phát triển kinh tế từ nghề trồng trọt. Từ năm 2011, nắm bắt nguyện vọng của gia đình muốn xây dựng mô hình trồng cây ăn quả có múi nhưng không đủ kiến thức, vốn đầu tư, HND xã tạo điều kiện cho ông tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật. Cán bộ chuyên môn của xã đến tận vườn nhà hướng dẫn cách chăm sóc cây. Ông còn được vay vốn do HND nhận uỷ thác để đầu tư cây giống, cải tạo vườn. Gia đình ông dần vượt qua khó khăn; mô hình trồng bưởi, sả mang lại thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng/năm. Đến năm 2019, vườn cây ăn quả của gia đình ông được huyện công nhận là vườn kiểu mẫu.
Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Từ các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ... đã tác động tích cực giúp hội viên chuyển biến nhận thức, khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu nông sản. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Hội viên tích cực tham gia và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua lớn của hội. Đến nay, huyện Lương Sơn đã có 4 chứng nhận nhãn hiệu tập thể, 13 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh, 1 sản phẩm bưởi được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ...
Tiếp tục giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, làm giàu trên mảnh đất quê hương, thời gian tới, HND huyện Lương Sơn đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ, phối hợp đào tạo nghề cho nông dân; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
T.H
Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới
được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động
chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi
nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia
đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.
Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thực hiện giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt hơn 59%, trong đó vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng.
Nhiệm kỳ 2019 - 2024, các hoạt động đồng hành với thanh niên dân tộc thiểu số trong khởi nghiệp, lập nghiệp được Hội LHTN Việt Nam huyện Mai Châu triển khai đồng bộ với nhiều nội dung thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Công tác tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên, đặc biệt trong học sinh phổ thông được thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Qua đó tư vấn, hướng nghiệp cho hơn 10.000 lượt thanh niên, học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Xã Bắc Phong (Cao Phong) có 1.180 hộ, 5.110 nhân khẩu. Xã có 10 xóm với 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 59,2%, dân tộc Kinh 24,3%, dân tộc Dao 16,5%. Những năm qua, xã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương đã được tích hợp vào môn học đối với khối THCS và hoạt động trải nghiệm đối với khối tiểu học. Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) có 100% học sinh và 70% giáo viên là người dân tộc Mường. Địa phương có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Từ đó, trường đã xây dựng mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm gắn với phát triển du lịch địa phương”.