Cách trung tâm xã khoảng 9km, xóm Ông Cây, xã Cao Dương (Lương Sơn) hiện có 37 hộ gia đình với 192 nhân khẩu, gần 100% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương, cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của nhân dân, cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã đổi thay rõ rệt.
Xóm Ông Cây, xã Cao Dương (Lương Sơn) từng ngày đổi mới.
Cuộc sống của người dân xóm Ông Cây từng khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Những năm qua, các hộ dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung lao động, sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Hiện nay, bà con chủ yếu trồng cây keo lấy gỗ, trồng riềng, hoa màu; một số hộ buôn bán nhỏ lẻ, chăn nuôi lợn bản. Nhờ có đầu ra ổn định, việc trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây keo đã mang lại giá trị, nguồn thu nhập tốt. Từ đó xóm hình thành 3 nhóm khai thác gỗ keo. Thực hiện các công đoạn trong quy trình khai thác, từ cắt cây, khuân vác, tập kết, vận chuyển…, công việc tuy vất vả nhưng cho thu nhập khá. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 55 triệu đồng; xóm chỉ còn 1 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo. Giờ đây, diện mạo xóm Ông Cây như được khoác lên mình chiếc áo mới với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, 97% đường giao thông xóm được cứng hoá bằng bê tông, đi lại thuận lợi, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Cùng với phát triển kinh tế hiệu quả, người dân trong xóm nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt hương ước, quy ước. Đây là nền tảng vững chắc để xóm xây dựng đời sống văn hoá. Năm 2023, xóm có gần 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đồng thời giữ vững danh hiệu "Làng văn hoá” trong nhiều năm liền. Tổ hoà giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả, không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Trên địa bàn xóm không xảy ra tình trạng trộm cắp, tệ nạn xã hội hay trường hợp nghiện ma tuý.
Công tác giáo dục được chú trọng. Trẻ em được đi học đúng độ tuổi. Trong năm học vừa qua, xóm có 5 học sinh đỗ đại học, 2 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh. Những phong tục, tập quán, chữ viết, tiếng nói, trang phục truyền thống của dân tộc được các thế hệ người Dao trân trọng, giữ gìn. Từ thực tế ngày càng có ít người biết đọc, biết viết chữ Dao, mỗi dòng họ trong đồng bào dân tộc Dao duy trì việc dạy chữ Dao cho con, cháu. Bên cạnh đó, các đội văn nghệ, thể dục thể thao của xóm hoạt động thường xuyên, sôi nổi. Xóm hiện có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng, 1 sân bóng chuyền, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ của nhân dân. Từ đó giúp tình làng, nghĩa xóm thêm gắn kết, đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện rõ rệt, nhân dân chung sức xây dựng cuộc sống văn hoá, lối sống lành mạnh, đồng thuận tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.
Đồng chí Lý Sinh Hà, công chức tư pháp - hộ tịch xã Cao Dương, kiêm Trưởng xóm Ông Cây cho biết: "Những năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Dao xóm Ông Cây có nhiều chuyển biến tích cực, cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy hơn. Người dân hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào ở địa phương, thi đua học tập, lao động, sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, đẩy lùi mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc… Qua đó, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
Linh Nhật
Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 hơn 1.118,5 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Họn (SN 1962), người có uy tín xóm Thây Voi, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) không chỉ được chính quyền địa phương tín nhiệm, nhân dân nể trọng mà còn là gương điển hình phát triển kinh tế luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức giúp bà con trong xóm cùng làm giàu, giảm nghèo bền vững.
Xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có hơn 90% đồng bào dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với chăm lo cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân, xã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, Trường TH&THCS Thượng Bì góp phần quan trọng vào kết quả đó.
Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới
được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động
chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi
nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia
đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.
Theo báo cáo của UBND huyện Cao Phong, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện đã thực hiện giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt hơn 59%, trong đó vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng.