Đối với huyện Đà Bắc, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vốn đã là bài toán khó suốt nhiều năm qua. Sau mỗi mùa mưa bão, dường như bài toán ngày càng khó giải hơn. Đặc biệt là sau cơn bão số 3 với mức độ thiệt hại đến nay vẫn chưa dừng lại vì nguy cơ vẫn đe dọa mức độ an toàn các khu dân cư vùng đồi núi cao của huyện.
Sau bão số 3, huyện vùng cao Đà Bắc đối mặt với nguy cơ sạt lở đất gây mất an toàn cho các hộ dân sinh sống khu vực chân đồi. Ảnh chụp tại xã Nánh Nghê.
Những đoạn sạt lở trên đường tỉnh 433 địa phận huyện Đà Bắc gây lo lắng cho người dân khi tham gia giao thông. Ảnh chụp tại đoạn đường thuộc xã Toàn Sơn.
Xóm Rằng, xã Cao Sơn nằm sâu trong một thung lũng bao quanh là đồi núi. Sau bão số 3, tưởng rằng nỗi thấp thỏm lo sợ đã qua đi, nào ngờ đến đêm 11/9, rạng sáng 12/9, Trưởng xóm Lường Văn Hậu cùng một số người dân nghe thấy tiếng nổ lớn, qua kiểm tra thực địa phát hiện trên đồi Ao Ếch phía sau xóm xuất hiện vết nứt lớn báo hiệu nguy cơ có thể bị sạt trượt bất cứ lúc nào, nguy hiểm cho khu vực dân cư và trường học gần đó. Ngay trong ngày 12/9, xã Cao Sơn đã khẩn cấp huy động lực lượng hỗ trợ các hộ dân sơ tán khỏi vùng nguy hiểm. Đến 14 giờ ngày 13/9, 30 hộ dân với 126 nhân khẩu đã được sơ tán. Cùng với việc khẩn cấp di dân, cả 2 điểm trường tại xóm Rằng phải tạm dừng hoạt động cho đến khi khu vực này được xác định an toàn.
Không riêng xóm Rằng, trên địa bàn huyện Đà Bắc sau bão số 3 đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở đất và đá lăn, trong đó có không ít điểm gần khu dân cư đe dọa mức độ an toàn của người dân. Trước khi chịu ảnh hưởng từ cơn bão lịch sử, huyện đã rà soát, đánh giá, xác định các khu vực xung yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai để xây dựng phương án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư. Theo đó, toàn huyện có 15 điểm nguy cơ cao bị sạt lở đất, đá lăn với 757 hộ bị ảnh hưởng. Thực tế đến nay, con số này đã gia tăng mặc dù mùa mưa bão năm 2024 vẫn chưa kết thúc.
Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc xác nhận: Là huyện vùng cao, Đà Bắc chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và gặp nhiều khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống người dân sau mưa bão. Nhiều khu vực trên địa bàn huyện đã bị thiệt hại và nguy cơ thiệt hại sau bão số 3, đáng lo nhất là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá lăn. Trước mắt, các lực lượng chức năng đã huy động nhân lực, máy móc, thiết bị xử lý các điểm sạt lở, thông đường, đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với đó, huyện tích cực chỉ đạo rà soát các điểm sạt lở, chủ động phương án ứng phó, sẵn sàng di dân để đảm bảo an toàn… Về lâu dài, cần có phương án sắp xếp ổn định dân cư, bố trí khu tái định cư cho người dân.
Đến nay, Đà Bắc là huyện duy nhất của tỉnh còn nằm trong danh sách 74 huyện nghèo trên cả nước theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Nơi đây có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,72% dân số, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên được ưu tiên đầu tư các nguồn lực để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bài toán ổn định dân cư vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng, đặc biệt sau mỗi mùa mưa bão lại càng trở nên khó khăn hơn.
Trong nỗ lực ổn định dân cư đối với 757 hộ dân qua rà soát xác định nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, huyện Đà Bắc xác định có 226 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở rất cao nên đã khẩn trương thực hiện phương án di dời bằng hình thức xen ghép, ổn định tại chỗ và xây dựng 2 khu ổn định dân cư tại xóm Ruốc, xã Nánh Nghê và xóm Mới, xã Đồng Chum. Đây cũng là nội dung trọng tâm trong thực hiện công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai năm 2023, tổng mức đầu tư năm 2023 – 2024 dự kiến khoảng 80 tỷ đồng.
Song song với nỗ lực khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Đà Bắc tích cực rà soát các hộ dân nằm trong vùng thiên tai có nguy cơ cao trong mùa mưa bão năm 2024, tập trung vào các hộ có nhà ở gần khu vực bờ suối, đồi núi. Căn cứ kết quả rà soát đã đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở cao và xây dựng hạ tầng một số khu dân cư mới an toàn hơn, điển hình như khu dân cư tại xóm Bao, xã Giáp Đắt; khu dân cư Bưa Đỏ Sam Phộng, xóm Dướng, xã Vầy Nưa... Tuy nhiên, các chương trình này đang thiếu nguồn lực và quá trình thực hiện xuất hiện một số vướng mắc chưa được tháo gỡ, đặt ra những trăn trở cho công tác ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Đà Bắc.
Khánh An
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn chủ động, tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề... hỗ trợ hội viên. Qua đó, giúp hội viên, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 hơn 1.118,5 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn Họn (SN 1962), người có uy tín xóm Thây Voi, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) không chỉ được chính quyền địa phương tín nhiệm, nhân dân nể trọng mà còn là gương điển hình phát triển kinh tế luôn hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức giúp bà con trong xóm cùng làm giàu, giảm nghèo bền vững.
Xã Xuân Thủy (Kim Bôi) có hơn 90% đồng bào dân tộc Mường. Thời gian qua, cùng với chăm lo cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân, xã chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, Trường TH&THCS Thượng Bì góp phần quan trọng vào kết quả đó.
Phấn khởi đón chúng tôi đến thăm trong ngôi nhà kiên cố mới
được hoàn thiện, anh Bùi Văn Ten, xóm Thống Nhất, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) xúc động
chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nhiều năm qua phải sống trong ngôi
nhà tạm cũ nát. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, họ hàng, làng xóm, gia
đình tôi không thể làm được ngôi nhà như thế này.