Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...
Cán bộ Công an xã Hang Kia (Mai Châu) trao đổi tình hình địa bàn, hoạt động mô hình "dòng họ tự quản” với già làng Sùng A Lứ ở xóm Thung Mài.
Theo Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia Vàng A Váu, để có kết quả trên, Đảng ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể xã đã huy động sự vào cuộc của quần chúng nhân dân. Đặc biệt đã phát huy vai trò của các dòng họ trong tuyên truyền, vận động các gia đình, từng người dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu...
Xã Hang Kia có 5 dòng họ cùng sinh sống: Vàng, Sùng, Giàng, Khà, Hờ. Mỗi dòng họ sống tập trung ở 1 xóm. Vì vậy, để công tác quản lý đạt hiệu quả, phù hợp với tình hình phân bố dân cư, thành phần dân tộc, từ năm 2012 xã đã triển khai thực hiện mô hình "dòng họ tự quản về an ninh trật tự” tại 5/5 xóm.
Đại úy Vàng A Hua, Trưởng Công xã Hang Kia cho biết: Quá trình thực hiện mô hình, vai trò của các trưởng dòng họ được đánh giá cao, nhất là trong việc động viên con cháu, anh em trong gia đình, dòng họ chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là người có uy tín trong gia đình, dòng họ nên tiếng nói của họ có giá trị. Ví như khi trong gia đình, dòng họ có người bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ vi phạm pháp luật đều được các trưởng dòng họ nhắc nhở, tuyên truyền, giáo dục kịp thời. Nhờ vậy, nhiều năm qua người dân trong các dòng họ đã giữ mối quan hệ bền chặt, không để phần tử xấu lôi kéo, phá hoại tình đoàn kết giữa các gia đình trong dòng tộc, giữa các dòng tộc với nhau. Cùng với đó, trưởng, phó các dòng họ cũng luôn là nòng cốt trong việc tuyên truyền pháp luật, các chủ trương, chính sách đến người dân; vận động con cháu không vi phạm pháp luật, các gia đình cho trẻ em trong độ tuổi đến trường, không khai thác lâm sản trái phép; đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Các dòng họ đã phối hợp với lực lượng Công an và các ngành chức năng địa phương thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng, xóa hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang.
Đồng chí Vàng A Váu, Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia cho biết: Trước đây, đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia còn nhiều hủ tục, nhất là việc ma chay, mê tín... Sau khi được tuyên truyền, vận động, các dòng họ đã thay đổi tư duy, nhận thức. Đến nay, cả 5/5 dòng họ đã bỏ hủ tục nổ súng khi có người chết, làm "ma khô”; giảm việc ăn uống linh đình, kéo dài trong nhiều ngày khi làm ma chay, cưới hỏi. Từng bước xóa hoàn toàn tình trạng ngăn cản hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cưỡng ép kết hôn, ly hôn, cưới vợ, gả chồng; không còn nạn thách cưới cao... Đặc biệt là cơ bản xóa nạn tảo hôn. Theo thống kê, tính từ đầu năm đến tháng 9/2024, trên địa bàn xã Hang Kia không xảy ra trường hợp tảo hôn trái quy định của pháp luật.
Từ những kết quả trên, toàn xã đã có trên 70% hộ được công nhận gia đình văn hóa, nhiều khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa. "Để có được kết quả này là do sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các dòng họ trong mô hình "dòng họ tự quản” thời gian qua, nhất là vai trò, sự đóng góp tích cực của các già làng, trưởng dòng họ và người có uy tín. Kết quả này cũng đã thể hiện niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và những người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng dân cư.” - Đồng chí Vàng A Váu, Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia nhấn mạnh.
Mạnh Hùng
Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đời sống đồng bào vùng DTTS không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Là cán bộ Hội năng nổ, nhiệt tình, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào các hoạt động cộng đồng và phong trào phụ nữ địa phương, chị Bùi Thị Hoa, dân tộc Mường, Chi hội phó Chi hội phụ nữ thôn Rị, xã Phú Thành (Lạc Thủy) xứng đáng là tấm gương phụ nữ tiêu biểu, được hội viên phụ nữ và người dân địa phương quý trọng, ủng hộ trong việc xây dựng một cộng đồng phụ nữ tiến bộ và đoàn kết.
Gà ri, lợn đen và một số vật nuôi nguồn gốc bản địa khác đang được nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chú trọng phát triển. Đây là hướng đi phù hợp để khai thác tiềm năng, lợi thế và đang đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Giai đoạn 2021-2024, thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” (gọi tắt là Đề án 61), lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện Mai Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống của hội viên nông dân các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên; vị trí, vai trò của HND được củng cố.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kim Bôi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.