Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Đường giao thông thôn Đồng Danh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hoá của nhân dân.
Thôn Đồng Danh có 265 hộ với 1.300 nhân khẩu, 65% là đồng bào DTTS. Qua rà soát, thôn có 30 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo. Hưởng lợi từ chương trình, giai đoạn 2023 - 2024, thôn được đầu tư 2 tuyến đường bê tông dài 1km, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hoá của nhân dân. Đến nay, 100% người dân trong thôn được hỗ trợ mua thẻ BHYT. Ngoài ra, trên 10 hộ được hỗ trợ bò sinh sản phát triển kinh tế gia đình.
Xã Phú Thành hiện có 4 thôn đặc biệt khó khăn là: Lũ, Chùa, Đồng Danh, Tân Lâm. Những năm qua, các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi triển khai tại xã đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân và cả hệ thống chính trị tham gia. Nhiều hoạt động đầu tư, hỗ trợ được tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng. Đồng bào các DTTS trên địa bàn xã nhận thức rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, từ đó phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở mục tiêu chương trình và quy định về đối tượng, tiêu chuẩn được hỗ trợ đầu tư từ các nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả thiết thực. Xã đã thành lập Ban chỉ đạo, ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, có lộ trình, tổ chức rà soát và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với quy định, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đề ra.
Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024, xã Phú Thành triển khai mô hình phát triển chăn nuôi bò sinh sản tại 4 thôn, tổng nguồn vốn trên 1,8 tỷ đồng, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 1,1 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 113 triệu đồng; vốn người trực tiếp sản xuất trên 573 triệu đồng. Tổng số có 68 hộ tham gia, gồm 30 hộ nghèo, 35 hộ cận nghèo, 2 hộ thoát nghèo và 1 hộ chính sách. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhằm khai thác tốt tiềm năng nguồn cỏ tự nhiên ở địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp người dân thoát nghèo, ổn định đời sống và phát triển kinh tế.
Đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành cho biết: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác triển khai thực hiện chương trình, dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG năm 2024 và những năm tiếp theo, xã tiếp tục bám sát kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, tổ chức thực hiện hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động; phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn khảo sát, lập hồ sơ, thẩm định, đề nghị phê duyệt các dự án; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình; đảm bảo tính công khai, dân chủ theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” trong quản lý và sử dụng nguồn lực gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Đinh Thắng
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần, giải ngân nguồn vốn được giao năm 2024.
Ngày 25/9, tại xã Dũng Phong (Cao Phong), Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Tham dự hội nghị có 220 người là cán bộ, hội viên nông dân một số xã của huyện Cao Phong.
Đối với huyện Đà Bắc, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vốn đã là bài toán khó suốt nhiều năm qua. Sau mỗi mùa mưa bão, dường như bài toán ngày càng khó giải hơn. Đặc biệt là sau cơn bão số 3 với mức độ thiệt hại đến nay vẫn chưa dừng lại vì nguy cơ vẫn đe dọa mức độ an toàn các khu dân cư vùng đồi núi cao của huyện.
Cách trung tâm xã khoảng 9km, xóm Ông Cây, xã Cao Dương (Lương Sơn) hiện có 37 hộ gia đình với 192 nhân khẩu, gần 100% là người dân tộc Dao. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương, cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của nhân dân, cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã đổi thay rõ rệt.
Theo UBND huyện Mai Châu, từ năm 2022 đến nay, huyện được phân bổ trên 76 tỷ đồng để thực hiện Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.