Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Cao Phong vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế để cải thiện thu nhập.


Nhờ vốn chính sách, gia đình ông Bùi Văn Hiến (người đứng giữa), xóm Um, xã Thạch Yên (Cao Phong) đã làm được nhà ở kiên cố. 
 
Huyện Cao Phong dân tộc Mường chiếm tỷ lệ cao nhất, với 72% dân số toàn huyện. Những năm qua, thông qua vốn chính sách đã giúp hàng nghìn hộ DTTS trên địa bàn huyện ổn định cuộc sống, thoát khỏi nghèo khó. Gia đình ông Bùi Văn Hiến, xóm Um, xã Thạch Yên thuộc diện hộ nghèo. Hoàn cảnh càng éo le hơn khi mấy năm trước, ông Hiến bị tai nạn điện. Sau vụ tai nạn đó, ông bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng, một tay bị tật nguyền. Là trụ cột của gia đình nên khi bị tại nạn nghiêm trọng, ông Hiến vô cùng lo lắng cho tương lai của những đứa con. Rất may, với vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình ông Hiến đã đầu tư để chăn nuôi trâu.

Đặc biệt, gần đây khi ngôi nhà sàn đã xuống cấp, gia đình ông Hiến được NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ về nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Đây là nguồn vốn tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Hiến chia sẻ: Hoàn cảnh gia đình vốn đã không có, lại càng chồng chất khó khăn khi tôi bị tai nạn. Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình tôi không biết sẽ trông cậy vào đây. Nguồn vốn ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã giúp gia đình vượt qua khó khăn, xây dựng được ngôi nhà kiên cố.

Cũng tại xã Thạch Yên, gia đình bà Bùi Thị Bền, xóm Đai đã xây dựng được ngôi nhà nhờ nguồn vốn hỗ trợ về nhà ở của NHCSXH theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP. Theo bà Bền chia sẻ, do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều năm gia đình bà sống trong lo lắng khi ngôi nhà đã xuống cấp mà chưa có điều kiện để sửa sang lại. Thế nên khi được hỗ trợ 40 triệu đồng và được vay 40 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình bà Bền đã sửa sang được căn nhà chắc chắn, không còn nỗi lo trong mùa mưa, bão.  

Không chỉ triển khai kịp thời chương trình tín dụng ưu đãi về hỗ trợ nhà ở, những năm qua, NHCSXH huyện Cao Phong cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Trong đó, chú trọng các chương trình vay vốn về giải quyết việc làm (dư nợ hơn 114 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (dư nợ hơn 61 tỷ đồng), cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (dư nợ hơn 96 tỷ đồng). Hiện nay, đơn vị quản lý 17 chương trình tín dụng chính sách. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân vốn ưu đãi cho trên 1,7 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.


Người dân huyện Cao Phong tìm hiểu về các chương trình tín dụng chính sách được niêm yết tại điểm giao dịch xã. Ảnh chụp tại UBND xã Bắc Phong.

Đến hết tháng 9/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Cao Phong đạt trên 433 tỷ đồng. Thông qua vốn chính sách, đã có 338 lao động được tạo việc làm, 17 trường hợp được vay vốn đi xuất khẩu lao động, trên 1 nghìn công trình nước sạch và công trình vệ sinh quy mô hộ gia đình được xây mới, cải tạo. Đồng chí Cấn Văn Hùng, Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong cho biết: Nhờ thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng chính sách nên đã góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Để phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi, nhất là với đồng bào DTTS, đơn vị sẽ tiếp tục nắm bắt nhu cầu vay vốn, huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của bà con. Trong đó, chú trọng cho vay vốn giải quyết việc làm, nguồn vốn cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.


Viết Đào

Các tin khác


Triển khai dự án bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

Theo Ban Dân tộc, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 6 năm 2024 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh hơn 63,6 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Huyện Đà Bắc phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.

Trên 255 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Huyện Kim Bôi: Đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động vùng dân tộc thiểu số

Hoạt động đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Theo kế hoạch năm 2024, huyện tuyển sinh, đào tạo 30 lớp với tổng số 1.050 học viên thuộc đối tượng người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Nữ thủ lĩnh Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng

Giải thưởng Lý Tự Trọng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng các cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc. Giải thưởng năm nay trao cho 100 cá nhân xuất sắc trong cả nước, trong đó có chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) là đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục