Quyết Chiến là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Toàn xã có 367 hộ, trên 1.700 nhân khẩu, trong đó trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng triển khai, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn.


Cán bộ xã Quyết Chiến (Tân Lạc) tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân xóm Bắc Thung.

Dự buổi tuyên truyền, PBGDPL được UBND xã tổ chức tại xóm, anh Bùi Văn Thim, Trưởng xóm Bắc Thung cho biết: Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân, trong các cuộc họp, xóm đã tập trung tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến bà con. Đặc biệt là quy định, chính sách mới trong các văn bản pháp luật; Luật Giao thông đường bộ; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống ma túy; chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chuyển đổi số… Các hình thức tuyên truyền cũng được triển khai đa dạng qua hệ thống loa phát thanh, trên các nhóm zalo, facebook. Từ đó, nhận thức, ý thức của người dân về chấp hành các quy định của pháp luật từng bước được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo an ninh, trật tự của xóm.

Xác định công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, xã Quyết Chiến đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biên soạn các tài liệu tuyên truyền theo hướng dễ nhìn, dễ nhớ, dễ hiểu để bà con dễ nắm bắt, thực hiện. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng thời điểm, đối tượng tại địa bàn. Triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền miệng; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã và các xóm; lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt của xã và xóm; tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa tại các hội thi do các cấp, các ngành phát động...


Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền cho người dân trên địa bàn xã Quyết Chiến (Tân Lạc) qua hình thức sân khấu hóa.

Cùng với đó, UBND xã thường xuyên kiện toàn tổ hòa giải tại các thôn, xóm với thành viên là những người có uy tín trong cộng đồng, có kiến thức về pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhiệt tình, trách nhiệm để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tại cơ sở; góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thông qua hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở đã giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, góp phần củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng và làm giảm tình trạng khiếu kiện ở cơ sở, khiếu kiện vượt cấp, giữ vững an ninh trật tự ở địa phương, tạo môi trường lành mạnh cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Đồng chí Bùi Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Với việc đẩy mạnh PBGDPL thời gian qua, tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn xã cơ bản ổn định, tai tệ nạn xã hội được kiềm chế, không phát sinh điểm nóng. Qua đó góp phần giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quyết Chiến thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương. Bên cạnh đó, nhiều mô hình tự quản về an ninh, trật tự được hình thành và phát huy vai trò tại các địa bàn. Tiêu biểu như: Mô hình "Liên gia tự quản giúp nhau phát triển kinh tế”, mô hình "Đường hoa”, "Ánh sáng hoa nở” của Hội Cựu chiến binh xã; mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở xóm Hưng; mô hình xã, nhà trường "An toàn về an ninh, trật tự”… Đến nay, xã tiếp tục duy trì hiệu quả 5 tổ tuần tra, 5 tổ tự quản, 5 tổ hòa giải, 5 hòm thư tố giác tội phạm.


Hải Đăng

Các tin khác


Huyện Đà Bắc phát triển kinh tế rừng, nâng cao thu nhập

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng. Qua đó không chỉ bảo vệ rừng tốt hơn, mà còn giúp bà con nâng cao thu nhập.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.

Trên 255 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Huyện Kim Bôi: Đào tạo nghề cho hơn 1.000 lao động vùng dân tộc thiểu số

Hoạt động đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Theo kế hoạch năm 2024, huyện tuyển sinh, đào tạo 30 lớp với tổng số 1.050 học viên thuộc đối tượng người lao động vùng dân tộc thiểu số.

Nữ thủ lĩnh Đoàn nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng

Giải thưởng Lý Tự Trọng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng các cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc. Giải thưởng năm nay trao cho 100 cá nhân xuất sắc trong cả nước, trong đó có chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) là đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các trường học

Khai giảng năm học 2024 – 2025, Trường Liên cấp Dạ Hợp (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) đã có phần đón khách đặc biệt. Đó là màn trình tấu chiêng Mường do các học sinh biểu diễn. Càng bất ngờ hơn khi ngôi trường hiện đại giữa trung tâm thành phố quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trường đã thành lập đội chiêng Mường của học sinh, mời nghệ nhân ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đến truyền dạy chiêng Mường và nhạc cụ dân tộc Mường… Đây chỉ là một trong nhiều ngôi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực, có những cách làm khác nhau để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục