Là hộ nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên ngôi nhà mới khang trang như một giấc mơ trở thành hiện thực với gia đình ông Hà Công Can ở xóm Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Không còn dấu vết của căn nhà cũ tạm bợ, dột nát, gia đình ông đã có nhà mới nhờ sự chung tay hỗ trợ của Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB).
Gia đình ông Hà Công Can ở xóm Mỵ, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) nhận hỗ trợ xây nhà mới.
Nhà đại đoàn kết hỗ trợ cho gia đình ông Hà Công Can là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Đối với các hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải sống thấp thỏm trong những căn nhà dột nát như gia đình ông Hà Công Can, nhận được 50 triệu đồng để xây hoặc sửa nhà không chỉ là món quà kinh tế, mà còn có ý nghĩa tinh thần giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên.
Năm nay, trong Chương trình "2.000 nhà đồng đội - nhà đại đoàn kết” của Bộ Quốc phòng, tỉnh Hòa Bình có 18 hộ được hỗ trợ. Theo đại diện MB Hòa Bình, đơn vị dự kiến tài trợ 900 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 18 nhà đại đoàn kết (50 triệu đồng/nhà) trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã bàn giao 13 nhà. Đây là hoạt động của MB nhằm thiết thực hưởng ứng Chương trình "2.000 nhà đồng đội - nhà đại đoàn kết”, đồng thời góp phần tích cực cùng tỉnh thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các nhà tài trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo xã Tự Do (Lạc Sơn).
Trên phạm vi cả nước, MB đã đóng góp 40 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "2.000 nhà đồng đội - nhà đại đoàn kết”, tương đương 500 nhà. MB cũng là ngân hàng có đóng góp nổi bật cho phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngay trong lễ phát động được tổ chức ngày 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đại diện MB trao tặng 20 tỷ đồng để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo tại tỉnh Hòa Bình. Sau đó, ngày 4/10/2024, MB phối hợp Bộ Tư lệnh Quân khu 3 trao tặng tỉnh 3 tỷ đồng (MB tặng 2,5 tỷ đồng, Quân khu 3 tặng 500 triệu đồng) để hỗ trợ xây nhà cho 60 hộ hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Sự vào cuộc của MB góp phần đắc lực cùng tỉnh quyết tâm thực hiện hiệu quả phong trào thi đua ý nghĩa này.
Tỉnh Hòa Bình đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Quán triệt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ”, tỉnh chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước và sự cố gắng từ chính các hộ dân để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát; phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trong năm 2025.
Từ năm 2015 - 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa gần 4.500 ngôi nhà với tổng kinh phí trên 120 tỷ đồng; cho 4.466 hộ vay trên 200 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Qua đó, giúp các hộ dân từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên ổn định đời sống. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 9,2% theo tiêu chí mới. Qua rà soát sơ bộ, toàn tỉnh còn khoảng 6.360 nhà tạm, dột nát cần sửa chữa, xây mới. Tuy có nhiều thách thức và áp lực cao, tỉnh vẫn đặt mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách trong năm 2025. Từ đó, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu mọi người dân Hòa Bình đều có nhà ở ổn định. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ để tạo động lực thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi. Đây cũng là cơ sở để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030.
Khánh An
Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ, đồng bào các dân tộc huyện Kim Bôi nỗ lực phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Cơ sở hạ tầng được xây dựng theo hướng kiên cố và từng bước hiện đại. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay. Quốc phòng - an ninh được được đảm bảo.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.
Hoạt động đào tạo nghề thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ triển khai. Theo kế hoạch năm 2024, huyện tuyển sinh, đào tạo 30 lớp với tổng số 1.050 học viên thuộc đối tượng người lao động vùng dân tộc thiểu số.
Giải thưởng Lý Tự Trọng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng các cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc. Giải thưởng năm nay trao cho 100 cá nhân xuất sắc trong cả nước, trong đó có chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) là đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình.
Khai giảng năm học 2024 – 2025, Trường Liên cấp Dạ Hợp (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) đã có phần đón khách đặc biệt. Đó là màn trình tấu chiêng Mường do các học sinh biểu diễn. Càng bất ngờ hơn khi ngôi trường hiện đại giữa trung tâm thành phố quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trường đã thành lập đội chiêng Mường của học sinh, mời nghệ nhân ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) đến truyền dạy chiêng Mường và nhạc cụ dân tộc Mường… Đây chỉ là một trong nhiều ngôi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang nỗ lực, có những cách làm khác nhau để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến tổ 1, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình, nhiều người biết đến ông Nguyễn Ngọc Ánh không chỉ bởi sự cần mẫn trong công tác hội, mà còn là người có uy tín tiêu biểu ở khu dân cư. Sinh năm 1942, dù tuổi đã cao nhưng ông Ánh vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc của tổ, được người dân trên địa bàn nể trọng.