Giải thưởng Lý Tự Trọng là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng các cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc. Giải thưởng năm nay trao cho 100 cá nhân xuất sắc trong cả nước, trong đó có chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) là đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình.
Chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024.
"Nhiệt huyết, hoà đồng, năng động, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…” là nhận xét của đồng chí Bùi Văn Diệp, Bí thư Huyện Đoàn Tân Lạc về chị Bùi Thị Cúc.
Hơn 10 năm gắn bó với công tác Đoàn và trở thành thủ lĩnh Đoàn xã từ năm 2020 đến nay, là một đảng viên trẻ, chị Cúc luôn ra sức học tập, phấn đấu, hết mình vì công việc. Trên cương vị Bí thư Đoàn, chị cùng Ban Thường vụ (BTV) Đoàn xã bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đoàn cấp trên và cấp uỷ, chính quyền địa phương để cụ thể hoá thành những phần việc, mô hình, hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, chú trọng công tác xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, hành động. Thời gian qua, Đoàn xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội Đoàn, hội, đội bằng nhiều hình thức. Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc là phong trào lớn do tổ chức Đoàn phát động. Nhận thức rõ điều đó, chị Cúc và BTV Đoàn xã tích cực vận động, khuyến khích đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, xuất hiện không ít gương ĐVTN làm kinh tế giỏi, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được nhân rộng. Điển hình là mô hình vườn ươm của các anh Bùi Văn Tường, Bùi Văn Binh, Chi đoàn xóm Sung; mô hình vườn cây thanh niên duy trì từ năm 2017 tại quỹ đất do Đoàn xã quản lý.
Bên cạnh đó, Đoàn xã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như ra quân chiến dịch Tình nguyện mùa Đông - Xuân tình nguyện, Tháng Thanh niên, chiến dịch Tình nguyện hè, Ngày Chủ nhật xanh và đạt những kết quả nổi bật. Hoàn thành công trình thanh niên "Sân chơi cho thiếu nhi” tại xóm Sung từ nguồn xã hội hoá và quỹ Đoàn; xây dựng công trình "Đường cây thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới"; trao tặng con giống cho thanh niên chậm tiến; tổ chức hiến máu tình nguyện; làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm... Duy trì Đội thanh niên tự quản về an ninh trật tự, Đội thanh niên thu gom rác thải; vận động ĐVTN hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự; tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND xã với thanh niên…
Xác định giải quyết việc làm, lao động cho thanh niên nông thôn có ý nghĩa quan trọng, năm 2023, BTV Đoàn xã đã vận động ĐVTN tích cực tham gia phiên giao dịch, giới thiệu việc làm; phối hợp mở lớp tập huấn kỹ năng ươm, ghép, chăm sóc cây lâm nghiệp, cây ăn quả; tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm tại hợp tác xã kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ do thanh niên làm chủ; tạo điều kiện cho ĐVTN tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi… Nhờ đó, trên 300 ĐVTN trong xã có việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; 30 ĐVTN được học nghề, tuyển dụng làm việc tại Công ty Dệt Kim Hoà Bình.
Đặc biệt, nữ thủ lĩnh Đoàn người dân tộc Mường còn nghiên cứu, có một số mô hình, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn. Điển hình là mô hình "Xếp xe đón con”, "Tủ sách thiếu nhi”, "Tái chế lốp xe” được chính quyền và người dân địa phương ghi nhận, hưởng ứng.
Chị Bùi Thị Cúc, Bí thư Đoàn xã Thanh Hối chia sẻ: Giải thưởng Lý Tự Trọng là sự ghi nhận cho những nỗ lực, sức mạnh đoàn kết của tập thể Đoàn xã. Đây cũng là động lực để tôi cố gắng hơn nữa, nâng cao chất lượng các hoạt động, phong trào Đoàn, xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh…
Với sự cố gắng không ngừng, chị Bùi Thị Cúc được Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong tổ chức, thực hiện "Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè” năm 2023; bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, nhiệm kỳ 2017 – 2022...
L.N
Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 được Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện đạt kết quả nhất định. Dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, xóa định kiến trong cộng đồng, mà còn thúc đẩy việc chăm lo đời sống, giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số.
Theo UBND huyện Cao Phong, giai đoạn 2019-2024, huyện chú trọng thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vấn đề bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và người nghèo vùng khó khăn cơ bản được giải quyết. Huyện có trên 88% đồng dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế.
Toàn Sơn là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, tổng diện tích tự nhiên 2.758 ha. Xã có 5 xóm, 688 hộ, 2.596 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó 4 dân tộc thiểu số là Dao, Mường, Tày, Thái; dân tộc Dao đông nhất chiếm 44% dân số toàn xã. Những chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn xã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 của Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là 68,259 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 10 dự án thành phần. Tại tỉnh Hòa Bình, một trong những dự án giải ngân hiệu quả, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc là Dự án 4 - đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.
Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những "trụ cột” quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).