Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vồn thực hiện Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 trên 255,3 tỷ đồng. Đây là dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.


Một trong những nội dung thực hiện Dự án 3 là hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng. Ảnh chụp rừng sản xuất của người dân tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng 97.388 ha. Trong đó, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 51.405 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình là 45.983 ha.

Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, chuỗi sản xuất cho 282 dự án, mô hình; thúc đẩy khởi sự kinh doanh 98 mô hình với 4.900 lượt người.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn Dự án 3 còn rất chậm. Đến hết ngày 30/9/2024, mới giải ngân hơn 12,3 tỷ đồng vốn nguồn vốn sự nghiệp, đạt 4,83%.


P.V

Các tin khác


Đa dạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số 

Hoà Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc có 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh đã đạt nhiều kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.

Xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, hệ thống chính trị các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường xuyên được củng cố và kiện toàn. Công tác phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS được đẩy mạnh. Đảng bộ tỉnh hiện có 13 đảng bộ trực thuộc với 732 tổ chức cơ sở đảng, 70.192 đảng viên, trong đó có 43.205 đảng viên là người DTTS, chiếm 61,55%. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 10-ĐA/TU và Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người DTTS tham gia cấp ủy và HĐND các cấp đạt tỷ lệ cao.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Pà Cò nỗ lực thực hiện bình đẳng giới

Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 được Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện đạt kết quả nhất định. Dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, xóa định kiến trong cộng đồng, mà còn thúc đẩy việc chăm lo đời sống, giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số. 

Huyện Cao Phong: Trên 88% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

Theo UBND huyện Cao Phong, giai đoạn 2019-2024, huyện chú trọng thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vấn đề bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn và người nghèo vùng khó khăn cơ bản được giải quyết. Huyện có trên 88% đồng dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế.

Xã Toàn Sơn: Hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn Sơn là xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, tổng diện tích tự nhiên 2.758 ha. Xã có 5 xóm, 688 hộ, 2.596 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc sinh sống, trong đó 4 dân tộc thiểu số là Dao, Mường, Tày, Thái; dân tộc Dao đông nhất chiếm 44% dân số toàn xã. Những chính sách dân tộc được triển khai thực hiện trên địa bàn xã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Giải ngân trên 14 tỷ đồng quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 của Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là 68,259 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục