(HBĐT) - Ngày 12/5/2015, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 45 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công. Sau gần 5 năm triển khai chỉ thị có thể thấy nhiều dự án đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cần kịp thời tháo gỡ. 

 


Chợ Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được đầu tư xây mới nhưng đã nhiều năm không sử dụng, gây lãng phí công trình.

Còn nhiều dự án lãng phí, chưa hiệu quả

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã, đang triển khai nhiều dự án đầu tư công trình cơ bản phục vụ phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, giao thông nông thôn và các dự án góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó có các dự án, công trình thuộc Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, y tế, xây dựng NTM, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhìn chung, các dự án đầu tư xây dựng, chương trình mục tiêu đã được các cấp ủy, chính quyền thực hiện cơ bản đáp ứng cho phát triển KT-XH địa phương. Tuy nhiên, còn một số dự án, công trình trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Báo cáo của Ban Nội chính Tỉnh ủy về giám sát các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh nêu rõ: Nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng thiếu hiệu quả, rất lãng phí như: Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề lao động các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học thuộc Sở GD&ĐT. Các trung tâm này ít học sinh, học viên học nghề, gần như bỏ trống. Các dự án nước sạch nông thôn kém hiệu quả.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có hơn 300 công trình nước sạch, trong đó có đến 120 công trình không hoạt động. Đặc biệt, theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, trên địa bàn huyện có 41 công trình, qua rà soát đến nay có hơn 30 công trình đắp chiếu, không thể sử dụng được. Các công trình, dự án chợ nông thôn cũng không ngoại lệ. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng tiền tỷ nhưng không phát huy hết được công năng sử dụng.

Bên cạnh đó, nhiều công trình thi công kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Trong đó có những công trình thuộc nhóm dự án trọng điểm như dự án đường tỉnh 433, đoạn TP Hòa Bình đi thị trấn Đà Bắc; dự án đường tỉnh 435, đoạn TP Hòa Bình đi xã Bình Thanh. Các dự án này được bố trí vốn chậm, dàn trải dẫn đến khó khăn trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của nhân dân, nhất là vào mùa mưa lũ. 

Trao đổi về vấn đề này, báo cáo đoàn giám sát Ban Nội chính Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 45, đồng chí Nguyễn Đình Dân, Phó Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cho rằng: Nhiều công trình dang dở, đầu tư dài do việc bố trí, ghi kế hoạch vốn hàng năm đối với các dự án nhóm C đều dài hơn quy định (kéo dài hơn 3 năm), nhiều dự án hoãn, giãn tiến độ. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận, nhiều công trình chất lượng khảo sát, thiết kế, chất lượng thẩm định thiết kế dự toán, chất lượng của tư vấn giám sát và một bộ phận giám sát của chủ đầu tư còn yếu. 

Đâu là giải pháp? 

Thực tế cho thấy, để tránh thất thoát, lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường các khâu lập, thẩm định quy hoạch; lập, thẩm định kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm cũng như các nguồn vốn khác đảm bảo khoa học, chặt chẽ, tránh dàn trải, kéo dài và tập trung nguồn cho các dự án trọng điểm, dở dang, chưa quyết toán. Quản lý chặt chẽ các khâu đấu thầu, giám sát thi công, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình. Tăng cường giám sát cộng đồng, giám sát của nhân dân, nhất là khâu lập quy hoạch, dự án và khi thực hiện dự án.

Đồng tình với quan điểm này, qua 3 cuộc giám sát tại các Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp, công trình giao thông, công trình dân dụng, công nghiệp, đồng chí Đinh Quốc Liêm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cho rằng: Để khắc phục những hạn chế, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư, khắc phục khó khăn trong bố trí nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, tỉnh cần thực hiện nghiêm các luật liên quan đến đầu tư công và hướng dẫn của các bộ, ngành, UBND tỉnh. Cần rà soát, sắp xếp dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên các dự án trọng điểm phục vụ cho phát triển KT-XH. Tập trung vốn để trả nợ xây dựng cơ bản, hoàn thành các công trình trọng điểm và quyết toán công trình xây dựng hoàn thành, đã đưa vào sử dụng. Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo đúng nhu cầu thực tế. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công trình, dự án, kiểm soát năng lực của đơn vị tư vấn, nhà thầu xây lắp, công khai danh sách nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn có năng lực yếu kém trên các phương tiện truyền thông của tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc lập kế hoạch đầu tư, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư và giải quyết những khó khăn, phức tạp trong đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. 


 P.L

Các tin khác

Không có hình ảnh

Có 2.100 hộ dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo

(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình tín dụng quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Lạc Thuỷ. Trong những năm qua, vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo đã đến được 100% thôn, xóm trong huyện, đáp ứng được cơ bản nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho hộ nghèo phát triển đàn gia súc, trồng rừng, trồng chè, trồng các loại cây có múi... góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách làm ăn của hộ nghèo.

Dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 144 tỷ đồng

(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo được thực hiện theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ với mục đích hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh đối với hộ đã thoát nghèo, thoát cận nghèo với thời gian tối đa 3 năm nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Kho bạc Nhà nước huyện Đà Bắc tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Đà Bắc phấn đấu hoàn thành kế hoạch kiểm soát chi NSNN 9 tháng năm 2017 theo Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện chi NSNN, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện Đà Bắc đã chủ động ngay từ đầu năm rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị tham mưu trình phòng Tài chính - Kế hoạch ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể từng trường hợp, tạo cơ sở để KBNN Đà Bắc thực hiện kiểm soát chi thuận lợi, thông thoáng.

Tổng nguồn vốn huy động ước đạt 13.248 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất tiền gửi thời hạn dưới 6 tháng của các ngân hàng duy trì ở mức tối đa là 5,5%/năm và các QTDND duy trì ở mức 6%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 1 tháng là 1%/năm.

TP Hòa Bình: Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 79% dự toán

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP Hòa Bình ước thực hiện 265,7 tỷ đồng, đạt 78,9% dự toán (tính thêm phần thu thuế hải quan 75 tỷ đồng), tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 326 tỷ đồng, đạt 71,6% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 317,8 tỷ đồng, đạt 69,9% dự toán HĐND thành phố giao.

Huyện Lạc Thuỷ: Thu ngân sách tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Thuỷ, trong 9 tháng năm 2017, tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 40.202 triệu đồng, đạt 86,2% dự toán UBND tỉnh giao và 71,2% dự toán HĐND huyện giao, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục