Việc ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) giúp các doanh nghiệp (DN) ở Hòa Bình tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.


VPBank chi nhánh Hòa Bình là một trong những ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị cho mùa vụ mới, những ngày này, thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đại Đồng (xã Ngọc Lương, Yên Thủy) bận rộn với công việc kiểm tra, ghi chép nhật ký đồng ruộng trên từng diện tích trồng bưởi Diễn xuất khẩu. Từ năm 2021, sau khi được cấp mã số vùng trồng, để định hướng xuất khẩu, việc canh tác bưởi được nông dân đặc biệt chú trọng. Vùng trồng thường xuyên được giám sát quá trình canh tác, nhật ký đồng ruộng, sự xuất hiện của các loại dịch hại cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Vũ Xuân Oánh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Đồng cho biết: CĐS được xem như chìa khóa để hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững, hướng đến phát triển kinh tế số. Ứng dụng CĐS đã giúp HTX hoạt động hiệu quả hơn, cắt giảm thời gian, chi phí không cần thiết. Chúng tôi quản lý hoạt động thông qua phần mềm quản trị và gần như không phải dùng đến giấy tờ trong quy trình làm việc. Cùng đó, công ty ứng dụng nền tảng số trong marketing, bán hàng qua nhiều website, sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội… để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

VPBank Hòa Bình là DN tiên phong trong ứng dụng CĐS tạo điều kiện thuận lợi cho DN và người dân khi thực hiện các dịch vụ tín dụng tại đơn vị. Đẩy mạnh CĐS vào hoạt động kinh doanh đã góp phần quan trọng để VPBank Hòa Bình giữ vững thị phần và luôn tăng trưởng doanh thu ở lĩnh vực không gian mới.

Tạ Hồng Anh, thường trú tại tổ 4, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình là khách hàng lâu năm của VPBank. Trên ứng dụng VPBank NEO, Hồng Anh có thể nhanh chóng liên kết với 16 ví điện tử lớn nhất, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu thanh toán trên các nền tảng thương mại điện tử, các ứng dụng khác nhau. Ứng dụng của VPBank còn giúp Hồng Anh thanh toán vé máy bay, khách sạn, tham gia các gói tiết kiệm linh hoạt, các giải pháp đầu tư mới, kể cả thanh toán các chi phí sinh hoạt định kỳ. "Chỉ với một ứng dụng ngân hàng, mọi nhu cầu đã được giải quyết chỉ trong chớp mắt", Hồng Anh cho biết.

Thị trường ngân hàng đang trong giai đoạn mà tổ chức nào có khả năng dẫn dắt khách hàng đến với những dịch vụ số hóa mới nhất, tiên tiến nhất trước thì sẽ dành được thị phần cao hơn. Đại diện Ngân hàng VPBank cho hay, người tiêu dùng tìm kiếm công nghệ thông minh, an toàn hơn vì thế các ngân hàng cũng phải thay đổi tương tự. Thói quen và hành vi tài chính của khách hàng biến đổi từng ngày, vì vậy ngân hàng càng phải đổi mới nhanh hơn. Ví dụ vấn đề thanh toán, trước đây, việc thanh toán trực tuyến, dù số tiền nhỏ, cũng đòi hỏi các bước bảo mật như xác nhận mã OTP, Token. Tuy nhiên, hiện nay, quá trình này được xử lý nhanh hơn nhờ các phương thức bảo mật sẵn có từ điện thoại thông minh.

Có thể thấy, CĐS là xu thế tất yếu, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho DN, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Nhằm nâng cao nhận thức về CĐS, ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý sản xuất và kinh doanh, hình thành phong trào CĐS trong cộng đồng DN, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã có nhiều giải pháp cụ thể, như ban hành Nghị quyết về CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Đề án "CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” và nhiều chương trình, kế hoạch triển khai chính quyền số, ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều mục tiêu, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể được đề ra, giao các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện. Trong đó, định hướng đến năm 2025 kinh tế số chiếm hơn 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Quyết liệt trong thực hiện, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ hỗ trợ CĐS, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Điển hình như, với vai trò là cơ quan thường trực, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn trang bị kiến thức CĐS cho DN. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: cách thức viết nội dung quảng cáo, ứng dụng AI để xây dựng kế hoạch, nội dung; giải pháp quản trị nguồn lực DN tổng thể (ERP); đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá, bán hàng trên nền tảng số...

Với cách làm đó, năm 2023, theo Vụ Kinh tế số và xã hội số - Bộ Thông tin và Truyền thông, Hòa Bình xếp thứ 5/14 tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, cũng theo cơ quan này, hoạt động CĐS là lĩnh vực khá mới mẻ nên nhận thức của DN chưa thật sự sâu, các DN chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng các nền tảng số, giải pháp công nghệ mới trong sản xuất - kinh doanh.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: CĐS là một hành trình không có điểm dừng, DN phải không ngừng cập nhật, đổi mới, cải tiến và chấp nhận cái mới để bắt kịp xu hướng thời đại. Do đó, lãnh đạo DN cần có tư duy đột phá, chiến lược dài hạn cho quá trình CĐS trong mọi hoạt động của DN, bao gồm cả quản lý, sản xuất - kinh doanh và chuỗi cung ứng toàn cầu.


Minh Vũ


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong chính quyền điện tử trên địa bàn TP Hòa Bình đã được thực hiện có nền nếp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT giúp thành phố tạo nền tảng vững chắc phát triển chính quyền số, bảo đảm an toàn thông tin mạng, góp phần xây dựng thành phố thông minh, hiện đại.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu. Trong hành trình đó, nhân lực số đóng vai trò cốt lõi, quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Xây dựng đô thị thông minh - nền tảng vững chắc xây dựng chính quyền điện tử

Tháng 9/2020, UBND tỉnh khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh. Đến nay, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, từ những kết quả đạt được góp phần tạo nền tảng quan trọng trong xây dựng chính quyền điện tử, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng và phát  triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng phát triển   kinh tế - xã hội. 

Bước chuyển 4.0 ở Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh

Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu lưu trữ, đồng thời giảm thiểu sự xuống cấp của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, những năm qua, Trung tâm Lưu trữ lịch sử (LTLS) tỉnh đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đối với tài liệu lưu trữ tại kho LTLS tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục