Tại cuộc họp góp ý Dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy diễn ra ngày 11/7, đại diện Câu lạc bộ Pháp chế thuộc Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng, việc áp dụng chữ ký số sẽ tác động lớn đến lệnh chuyển tiền của khách hàng.


Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng chủ trì buổi họp ngày 11/7.

"Nếu các khách hàng dùng chữ ký số, khi khách hàng chuyển tiền, ngân hàng sẽ phải xác nhận giao dịch, kiểm tra lại dữ liệu, chuyển dữ liệu đối chiếu xác thực với CA (Certificate Authority - Tổ chức chuyên phát hành và chứng thực những chứng chỉ dạng kỹ thuật số), CA phải trả lời xác thực này trong thời gian tính bằng giây”, đại diện VNBA băn khoăn.

Theo Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng, thời gian qua, VNBA đã cùng với các tổ chức hội viên tham gia góp ý dự thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Mục đích của cuộc họp nhằm xác định tác động của dự thảo Nghị định khi ban hành đến nền kinh tế, đến người dân và doanh nghiệp; đồng thời, các tổ chức tín dụng (TCTD) cần đầu tư vào công nghệ để đảm bảo cung cấp chữ ký điện tử chuyên dùng, bảo đảm an toàn.

Theo VNBA, việc dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD, làm tăng chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi giao dịch điện tử với các TCTD. Hiện có khoảng gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Nếu theo quy định của dự thảo Nghị định, các loại nghiệp vụ chủ yếu của tổ chức tín dụng như nhận tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ… đều yêu cầu có chữ ký điện tử khi giao kết giao dịch.

Phía các NHTM lo ngại, chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ các giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số: Nếu mua chữ ký số theo năm: 800.000 đồng/năm (đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng; nếu mua chữ ký số theo giao dịch: 2.500 đồng/lần ký (đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng.

Đại diện VNBA cho rằng, các chi phí này vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và doanh nghiệp.

Trước những khó khăn này, các TCTD kiến nghị, nên để người dân được quyền chủ động lựa chọn chữ ký số theo nhu cầu sử dụng. Nếu phải dùng thì dùng chung chữ ký số cho tất cả các hoạt động từ giao dịch ngân hàng đến hoạt động dịch vụ công, hành chính; tập trung trên một nền tảng, để không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng; kết hợp một đầu mối duy nhất để kết nối và giảm thiểu chi phí; có thời gian để ngân hàng chuẩn bị trước khi triển khai...

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng và phát  triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng phát triển   kinh tế - xã hội. 

Bước chuyển 4.0 ở Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh

Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu lưu trữ, đồng thời giảm thiểu sự xuống cấp của tài liệu gốc trong quá trình khai thác, những năm qua, Trung tâm Lưu trữ lịch sử (LTLS) tỉnh đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đối với tài liệu lưu trữ tại kho LTLS tỉnh.

Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục