(HBĐT) - Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 đã nêu rõ về vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe trong xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”. Điều đó càng được thể hiện rõ nét hơn trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, được đề cập tới tại dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Hệ thống y tế được bao phủ từ Trung ương tới địa phương và tới tận thôn, bản bao gồm: Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, huyện và xã. Trong đó mạng lưới y tế huyện và xã (y tế cơ sở) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp (đi lại, ăn ở, người nhà đi theo chăm sóc...). Đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn. Là nơi mà người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách dễ dàng. Đây cũng chính là nơi có thể phát hiện bệnh sớm, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Trong những năm qua, y tế cơ sở đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai khám bảo hiểm tại y tế xã đã thu được những kết quả bước đầu. Nhiều nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe đã được triển khai rộng khắp và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: tiêm chủng mở rộng, phòng - chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ, lồng ghép chăm sóc trẻ ốm, làm mẹ an toàn, giám sát dịch bệnh , phòng - chống một số bệnh không lây nhiễm... Nhờ đó, một số bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, các chỉ số sức khỏe của người dân được cải thiện rõ rệt, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế.
Mặc dù đạt được những thành tựu như vậy nhưng hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, cả về số lượng và chất lượng, trong khi đó khả năng đáp ứng của của hệ thống y tế còn hạn chế. Cơ chế hoạt động của y tế cơ sở chưa phù hợp: Tách biệt giữa y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám - chữa bệnh. Điều đó gây khó khăn trong quản lý, điều hành và bất cập trong tổ chức thực hiện. Thiếu sự chăm sóc liên tục, đặc biệt khi tốc độ già hóa dân số một cách nhanh chóng cùng với sự gia tăng về các bệnh không lây nhiễm đã làm thay đổi về nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng còn hạn chế. Các chương trình, dự án thiếu sự lồng ghép trong quá trình triển khai. Việc cung ứng thuốc và danh mục thuốc tại trạm y tế còn hạn chế. Trong nhiều năm liền chưa có đầu tư tập trung cho y tế cơ sở, hậu quả là nhiều trạm y tế xuống cấp, thiếu các trang thiết bị. Cơ chế tài chính cho y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa phù hợp: giá dịch vụ tại tế cơ sở thấp, không tạo động lực khuyến khích mở rộng và phát triển dịch vụ y tế. Cán bộ làm việc tại cơ sở với áp lực công việc lớn nhưng khó có cơ hội để nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa phụ cấp ưu đãi cho cán bộ cơ sở thấp gây khó khăn cho việc thu hút cũng như giữ chân cán bộ.
Với tất cả những lý do trên đã làm hạn chế việc sử dụng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở. Tình trạng vượt tuyến và gây quá tải cho Bệnh viện tuyến trên kéo dài, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của gia đình và xã hội. Đồng thời tạo ra sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng miền, làm cho hệ thống y tế kém công bằng và hiệu quả. Chính vì vậy, tăng cường y tế cơ sở gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề này cần được đề cập rõ hơn, sâu sắc hơn tại dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng. Thực hiện Chỉ thị số 06 của BCH T.Ư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhiều giải pháp đã được đề ra. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần sự cam kết chính trị mạnh mẽ và nhất quán xuyên suốt qua các thời kỳ cho đầu tư và phát triển. Hệ thống y tế cần được tổ chức theo hướng ưu tiên cho y tế cơ sở để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu với nhiều giải pháp đồng bộ và phù hợp như: về cơ chế hoạt động của y tế cơ sở, tài chính và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống thông tin.
Lê Xuân Hoàng
(Phó Giám đốc Sở Y tế)
(HBĐT) - Năm 2015 là năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm phát huy trí tuệ, tâm huyết, tình cảm và niềm tin của thế hệ trẻ đối với Đảng, BTV Tỉnh đoàn đã tập trung chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp, trong đó, tổ chức cho ĐV-TN thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng.
(HBĐT) - Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tình hình biển Đông. Nhất quán với chủ trương, đường lối Đảng và nhân dân ta luôn kiên định với mục tiêu hòa bình, giữ vững độc lập chủ quyền, nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
(HBĐT) - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 thành phần dân tộc, đã cùng đoàn kết chung sức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát triển các dân tộc thiểu số, ra sức xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.
Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15-9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Dự thảo Báo cáo về kinh tế - xã hội).
Ngày 7/9/2015, Ban Tuyên giáo T.Ư đã ban hành Hướng dẫn số 160-HD/BTG TW, lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng qua báo chí. Theo Hướng dẫn, ý kiến đóng góp cần tập trung vào các vấn đề lớn sau đây: