Tát tiếp viên hàng không chỉ là một chuyện. Nhiều kẻ dùng hàng hiệu, ngồi ghế hạng sang… nhưng cách hành xử thì lỗ mãng, vô văn hóa. Đáng lo…
Vụ việc một hành khách đi máy bay của Vietnam Airlines (VNA), ngồi ở khoang hạng C (là khoang VIP dành cho những người có nhiều tiền) tát một nữ tiếp viên vì ngủ dậy không tìm thấy điện thoại đâu khiến nhiều người “choáng”.
Vụ việc đã được VNA xử lý, phạt hành chính vị khách 15 triệu đồng. Nhưng, nhiều người không đồng tình với việc thông cáo của VNA giấu tên kẻ “côn đồ lắm tiền” hành xử lỗ mãng kia. Và việc chỉ xử phạt 15 triệu đồng không đủ để răn đe, phòng trừ các hành vi côn đồ, vô văn hóa, mất lịch sự có thể còn tiếp diễn trên các chuyến bay.
Không có lý gì, Hàng không Việt Nam không cấm bay đối với hành khách trên tất cả các chặng bay nội địa của các hãng hàng không nội địa. Hay vì ông ta có nhiều tiền nên có quyền chỉ bị phạt mà không bị nêu danh tính?
Trở lại với câu chuyện xảy ra giữa vị khách ở khoang hạng C với cô tiếp viên hàng không. Nếu chuyện đó xảy ra với hàng không giá rẻ, với khoang vé hạng phổ thông… thì nhiều người có thể tặc lưỡi rằng đó là “hàng chợ” thì tránh sao nổi những kẻ “du thủ, du thực”. Nhưng ở khoang hạng C, nơi mà nhiều người nghĩ rằng, ở đó là "thượng đế" hạng sang không chỉ nhiều tiền mà còn văn minh, lịch sự hơn số đông khác một bậc. Nhưng không, sau hàng loạt những chuyện mà khách VIP, những người nhiều tiền, sành điệu… gây ra ở chốn công cộng thì mới thấy hóa ra không ít trong số này lại là “trọc phú”.
Các cụ ta có câu “Hơn nhau tấm áo manh quần/Đến khi cởi trần ai cũng giống ai”. Nhiều người ăn mặc lịch sự, dùng đồ hàng hiệu… nhưng ở nơi công cộng lại không biết nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, thiếu văn hóa xếp hàng hoặc cư xử không đúng mực nơi công cộng. Tiền của anh/chị có thể “đè chết người”, nhưng ở nơi công cộng thì người nghèo kiết xác và người giàu “nứt đố, đổ vách” đều phải ứng xử trên một nền văn hóa chung. Anh giàu không có nghĩa anh có quyền đè đầu cưỡi cổ người khác, được quyền mạt sát, xúc phạm người lao động sau đó chỉ cần chuộc lỗi bằng tiền là xong.
Câu chuyện về văn hóa công cộng, đặc biệt là trên các chuyến bay, cần được điều chỉnh một cách nghiêm túc, để làm sao xóa đi những kiểu ông "Vua con", muốn làm gì thì làm./.
Theo VOV.VN
(HBĐT) - Theo Sở LĐ -TB&XH, toàn tỉnh hiện có gần 217.018 trẻ em, chiếm trên 26,38% dân số của tỉnh, trong đó 2.169 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 28.555 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt...
(HBĐT) - Kinh tế khó khăn, nhiều người dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh phải đi làm ăn xa nhà. Trong cuộc tha hương đó có người đã tích góp được vốn liếng để quay về phát triển kinh tế gia đình nhưng chẳng ít cặp vợ chồng trẻ “cơm không lành, canh chẳng ngọt”, thậm chí tan vỡ hạnh phúc vì không vượt qua được những cám dỗ nơi đất khách.
Ngoài lợi ích giải trí, số vụ tai nạn, thương vong ngày một tăng cho thấy mặt trái của trò chơi Pokemon Go
(HBĐT) - Trong thời gian qua, tại một số tỉnh có tình trạng trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Trong đó có nhiều em đã đăng ký quốc tịch nước ngoài nên gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền đi học, khám bệnh, chữa bệnh… như đối với trẻ em là công dân Việt Nam. Trước thực trạng trên, Bộ LĐ-TB&XH đã có Công văn số 1540/LĐTBXH-BVCSTE, ngày 9/5/2016 về việc yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình trẻ em là con của phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trở về.