(HBĐT) - “Con rất thích ăn trưa ở trường và thường ăn hết suất vì các cô nấu ăn ngon. ăn xong con được đọc truyện, xem phim hoặc chơi cờ vua. Sau đó thì ngủ trưa và dậy chuẩn bị cho buổi học chiều. Con thấy thoải mái, đi học đều và không bao giờ đi học muộn” - Đó là chia sẻ đầy hứng khởi của Đoàn Hà Sinh (học sinh lớp 3A, trường tiểu học Kim Bình, huyện Kim Bôi) về việc ăn trưa bán trú tại trường.

 

Năm học 2012 - 2013, nhà trường bắt đầu tham gia thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), cụ thể là thực hiện học 2 buổi /ngày và ăn trưa tại trường. Đồng chí Quách Ngọc ánh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau 4 năm thực hiện việc học 2 buổi /ngày và ăn trưa tại trường đã cho thấy những hiệu quả thiết thực như đảm bảo giờ giấc học tập của các em, khắc phục được tình trạng học sinh đi học muộn giờ. Theo đó, chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi hàng năm tăng cao. Từ trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, nhà trường đã xây dựng đạt chuẩn Quốc gia mức độ II vào năm học 2013 - 2014. Chúng tôi nhận thấy các em có thái độ học tập tích cực, mạnh dạn và chủ động, kỹ năng hợp tác, chia sẻ được cải thiện, khả năng tự phục vụ như: vệ sinh cá nhân, lau dọn bàn ghế sau khi ăn trưa, gấp chăn, xếp gối sau giờ nghỉ trưa, cất sách, truyện vào đúng vị trí…. Đặc biệt khả năng sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số được nâng lên rõ rệt.  

Từ năm học 2016 - 2017, chương trình SEQAP kết thúc, nhà trường không được hỗ trợ kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, trước những hiệu quả đã được thể hiện rõ rệt từ các năm học và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh, năm học này nhà trường tiếp tục tổ chức ăn bán trú cho hơn 80 học sinh.  

Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Nguồn lực SEQAP đã đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị dạy học, hệ thống bếp ăn… Nếu không tiếp tục duy trì hoạt động, phải bỏ không sẽ rất lãng phí. Trong khi học sinh, phụ huynh có nguyện vọng đề nghị nhà trường tổ chức cho học sinh ăn trưa. Do đó, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của phụ huynh, nhà trường đã tổ chức họp riêng những phụ huynh có nguyện vọng cho con em ăn bán trú để phụ huynh công khai bàn bạc các vấn đề liên quan, nhất là kinh phí đóng góp. Qua đó đã thống nhất mỗi em sẽ đóng góp 14.000 đồng /khẩu phần ăn bán trú, bao gồm cả công tác nấu nướng phục vụ và trông trưa. Để tiếp tục duy trì hiệu quả chất lượng bữa ăn, nhà trường đã lựa chọn nhân viên nấu ăn đủ điều kiện, khẩu phần ăn thay đổi phù hợp trong tuần, đảm bảo đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.  

Theo quan sát của chúng tôi, sau giờ học xong tiết 4, học sinh xếp hàng thực hiện vệ sinh trước khi ăn theo các bước rửa tay, sau đó xếp hàng theo khối lớp. Thực hiện việc “tự phục vụ”, các em được chọn khẩu phần ăn, số lượng phù hợp với nhu cầu và mang về chỗ ngồi ăn ngay ngắn. Sau giờ ăn, tùy theo nhu cầu, các em được tổ chức hoạt động nhóm theo sở thích dưới sự quản lý của giáo viên như: đọc truyện, xem phim, chơi cờ, xếp hình… rồi ngủ trưa. Nhờ vậy mà các em vui vẻ, thoải mái để bước vào buổi học chiều với kết quả học tập tốt nhất, củng cố niềm tin cho phụ huynh khi có con em học tập tại nhà trường.

                                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vụ quán Xin Chào: Cách chức các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Văn Quý

Chiều 9-11, thừa ủy quyền của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Văn Nam, thay mặt Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã thông tin đến các cơ quan báo chí về kết quả xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Quý, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Công an huyện Bình Chánh

Cuộc sống mới trên bản Mông

(HBĐT) - Sau 5 năm trở lại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở đây. Từ một xóm tạm chủ yếu là những người ở Pà Cò đến làm kinh tế. Họ dựng nhà trông coi ngô theo mùa vụ, khi hết vụ ngô họ không ở nữa. Thấy điều kiện thuận tiện, một vài hộ mới lập gia đình về đây làm nhà ở hẳn để làm ăn kinh tế.

Tăng cường quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 22 cơ sở thờ tự, gồm có 12 chùa, 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ với trên 48.000 tín đồ tôn giáo, chiếm gần 6% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hiện tượng diễn biến phức tạp, đáng lo ngại như một số chức sắc, chức việc và tín đồ muốn thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền; lợi dụng hoạt động nhân đạo, từ thiện để truyền đạo trái phép. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 245/QĐ-TU về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Trên 8, 4 tỷ đồng hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, toàn tỉnh hiện có 1.650 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là người có uy tín).

Thêm 13 đơn vị tham gia ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” tỉnh

(HBĐT) - Theo thông báo của Ban Quản lý quỹ “Vì người nghèo” tỉnh, tính đến ngày 8/11/2016, đã có thêm 13 đơn vị tham gia ủng hộ quỹ với tổng số tiền ủng hộ là 81.084.400 đồng. Danh sách cụ thể như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục