Để tránh giá lạnh của mùa đông, hiện nay, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Lạng Sơn đang tranh thủ thu hoạch củ gừng. Vụ gừng năm nay, ở các địa phương trong tỉnh đều tăng cả diện tích và sản lượng nhưng lại phải " khóc", vì gừng cay, giá cả bèo bọt, giá một kg củ gừng tươi chỉ từ bốn đến năm nghìn đồng.

Người dân ở thôn Nà Pất, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đang tranh thủ thu hoạch gừng tươi.

Đến thôn Nà Pất, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn vào những lạnh giá, ở trên những thửa ruộng bậc thang bà con nơi đây đang tranh thủ thu hoạch gừng. Anh Hoàng Văn Tươi, dừng tay than phiền: Năm nay gia đình trồng hơn một sào gừng trên chân ruộng một vụ lúa, ước thu được hơn 300kg. Mọi năm giá bán một kg được từ 20 nghìn đồng có khi lên đến 50 nghìn đồng/kg, thấy được giá bà con thi nhau trồng gừng nhưng năm nay chỉ bán được từ ba đến bốn nghìn đồng/kg. Cả vụ gừng nếu bán hết cũng chỉ thu được hơn 1,2 triệu đồng, số tiền này không đủ tiền mua giống, phân bón, coi như công cốc cho cả một năm trồng và chăm sóc.

Chủ tịch UBND xã Vân Thủy, Hoàng Văn Phách cho biết: Là xã thuần nông, những năm qua bà con trong xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ. Trước kia, nhiều chân ruộng chỉ trồng được một vụ lúa nay bà con đều chuyển sang trồng các loại cây như: gừng, bí đao, ớt, khoai tây… Nhiều hộ gia đình nhờ đó cũng đã xóa được đói, giảm được nghèo. Nhưng do thị trường giá cả bấp bênh, người nông dân luôn rơi vào cái vòng lẩn quẩn “được mùa thì mất giá”. Chính quyền xã cũng chỉ biết tuyên truyền vận động nhân dân, trồng các loại cây cho hợp lý… Năm nay, bà con trong xã trồng gần 15 ha gừng, sản lượng ước đạt 460 tấn nhưng do giá cả quá thấp nhiều hộ không muốn thu hoạch gừng.

Cũng như xã Vân Thủy, nhiều hộ dân trồng gừng ở xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, cũng than vãn vì giá gừng rẻ thê thảm. Phó chủ tịch UBND xã Chiến Thắng, Tô Văn Lễ, bày tỏ: Là xã có đến hơn 90% diện tích đồi rừng nên hầu hết các hộ gia đình trong xã có vườn đồi đều trồng gừng, giá gừng năm nay quá thấp so với bốn năm trở lại đây. Người dân chỉ còn biết thở dài, chấp nhận tình cảnh được chăng hay chớ, mong được bù đắp phần nào để lại tái sản xuất cho các vụ sau.

 

Gừng được nhiều hộ dân thu hoạch về đóng vào bao tải chờ đem bán.

Anh Hoàng Văn Inh, làm đại lý thu mua gừng ở ga Bản Thí, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, cho biết: Ở đây có đến năm điểm thu mua gừng cho bà con. Nguyên nhân giá gừng thấp là do năm nay gừng không xuất khẩu được nên các công ty chỉ thu mua về sấy khô ép để làm tinh dầu gừng... Một số đại lý thu mua cũng tranh thủ vào những ngày đông lạnh giá, để ép người trồng gừng phải bán với giá thấp, vì nếu để qua đông củ gừng sẽ bị thối nên người trồng gừng luôn bị thua thiệt.

Không chỉ ở các xã thuộc huyện Chi Lăng mà nhiều hộ nông dân trồng gừng ở các huyện khác như: Văn Lãng, Lộc Bình... cũng lâm vào tình cảnh này do giá gừng xuống thấp. Nhiều hộ nông dân không biết tiêu thụ gừng đi đâu, đành bán tống, bán tháo hoặc chấp nhận để gừng thối ở ruộng… Thực trạng trên không chỉ xảy ra với củ gừng mà nhiều năm nay cũng xảy ra với nhiều loại cây trồng khác như: bí xanh, dưa hấu... nhưng chưa được các ngành chức năng của tỉnh có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ người nông dân. Các mối liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân với doanh nghiệp chưa được chú trọng. Vì vậy, sản phẩm làm ra người nông dân rất bấp bênh, thua thiệt đủ đường. Đây là vấn đề mà các cấp, ngành của tỉnh cần tìm giải pháp tháo gỡ, hoạch định các vùng sản xuất tập trung, bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

 

                                                                                     TheoNhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chở ân tình giữa người đi với người ở lại

(HBĐT) - Đầu những năm 1990, không ít bà con ở một số xã của huyện Đà Bắc đã thực hiện cuộc “Tây Nguyên tiến” với khát vọng tìm được “miền đất hứa” thuận lợi làm ăn kinh tế. Sau hơn 20 năm rời quê hương lập nghiệp, cuộc sống của những người con Hòa Bình xa quê ngày nào giờ đã đủ đầy, ấm no. Ra đi trong thuở hàn vi nhưng qua bao thăng trầm, giữa người ở lại quê hương và người đi vẫn keo sơn một tình máu mủ... Câu chuyện về chuyến xe Hào Lý (Hòa Bình) - Ngọc Hồi (Kon Tum) là minh chứng sợi dây thắt chặt cho tình nghĩa đó.

Mỏ đá nổ mìn, người dân thôn Lai Trì khốn đốn

(HBĐT) - Tiếng mìn nổ phá đá kéo theo đó là những âm thanh rùng rợn của đá đổ, bụi bay mù mịt. Những viên đá to, nhỏ bay tứ tung làm vỡ mái ngói, thủng téc nước, nứt tường nhà. Nhiều năm nay, người dân thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) luôn sống chung với khói bụi, tiếng ồn và cả những thấp thỏm, lo âu, tính mạng bị đe dọa khi thỉnh thoảng, sau đợt bắn mìn, những trận “bom đá” lại bắn phá khắp nơi.

Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu.

Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em

(HBĐT) - Đến nay, người dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) vẫn chưa hết bức xúc về hành vi vô nhân tính của Bùi Văn Lục, xóm Lầm Ngoài. Đó là vào tháng 1/2016, lợi dụng lúc cháu Quách Thị A (4 tuổi) cùng xóm sang nhà chơi và đi vệ sinh, Lục đã thực hiện hành vi xâm hại tình dục với cháu. Sự việc đau lòng trên được người nhà cháu A phát hiện và sau đó trình báo với công an. Bản án 13 năm tù là hậu quả của hành động đồi bại mà đối tượng Lục phải gánh chịu.

Trao giải Cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Lao động, Luật BHXH và Luật Công đoàn năm 2016

(HBĐT) - Sáng 14/11, Ban điều hành Đề án Tuyên truyền phố biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tỉnh tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi tìm hiểu Bộ Luật lao động, Luật BHXH và Luật Công đoàn năm 2016.

Cháy nhà ở thị trấn Kỳ Sơn, thiêu rụi nhiều tài sản

(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh), vào lúc 19h, ngày 12/11, phòng nhận được tin báo cháy nhà của gia đình ông Nguyễn Đình Hải ở khu 5, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục