(HBĐT) - Con đường bằng phẳng với đôi chỗ quanh co dẫn chúng tôi về xóm vùng sâu Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến với đồng đất bạt ngàn dong riềng. Kể từ năm 2013 đến nay, Phú Châu có thêm nghề mới đó là nghề làm miến dong. Dịp Tết cổ truyền cũng là lúc nghề làm miến dong khởi động, “làng miến dong” nơi đây thực sự vào mùa.

 

Gia đình ông Nguyễn Văn Tình có diện tích dong riềng rộng lớn thuộc diện nhất, nhì của xóm. ông Tình bộc bạch: Người dân Phú Châu gắn bó với cây dong riềng từ lâu. Dong riềng được bà con trồng khắp bưa bãi, sườn đồi, chiếm ưu thế hơn hẳn so với các cây khác như sắn, lúa, tạo vùng trồng rộng lớn. Trồng vào những tháng giêng, hai, từ cuối tháng 11 của năm cũ đến khoảng tháng 1 của năm sau là dong riềng vào vụ thu hoạch củ. Lúc đó, nhà nhà tập trung thu hoạch, người đào lật gốc, rũ sạch hết đất bám rồi dồn vào các bao tải chuyển ra đường tiện cho tiêu thụ hoặc vận chuyển về nhà để sơ chế. ở đây, hầu như gia đình nào cũng đầu tư máy rửa củ và máy nghiền bởi dong riềng được sơ chế thành tinh bột giá bán cao hơn so với bán củ tươi.

 

 

Miến dong nhãn hiệu Tiến Phú (Kỳ Sơn) được sản xuất an toàn theo quy trình.

 

Hôm nay là ngày thời tiết thuận lợi nên gia đình anh Hoàng Đức Đôn chuẩn bị điều kiện cần thiết và huy động anh em làm mẻ miến đầu tiên của vụ. 6 giờ, anh nổi lửa và túc trực từ sớm tới trưa cho dến khi kết thúc. Mỗi người được giao một nhiệm vụ theo dây chuyền. Củ dong riềng sau khi rửa sạch bằng máy được nghiền thành tinh bột, lấy phần tinh bột, anh lọc qua lọc lại 2 lần trước khi chuyển sang công đoạn làm bánh miến. Nồi hơi cỡ lớn bắc lên bếp lửa được điều chỉnh cho lửa cháy đều. Anh Đôn cho biết: Vì bánh chín hơi nên nếu hơi không điều chỉnh tốt dẫn đến bánh sống coi như hỏng cả mẻ miến. Từ dây chuyền, khi bánh miến chín, người làm kịp thời đặt phên, cắt bánh chuyển ra ngoài trước khi đến công đoạn tiếp theo. Đó là công đoạn gien miến qua máy, bánh miến được cắt thành sợi và được mang phơi ngoài trời. Những sợi miến nhỏ, dài trở nên dai và ngon hơn nhờ được phơi sấy theo phương thức tự nhiên đến chừng 2 ngày là khô. Lúc này cũng là lúc bà con thu được thành phẩm miến dong và chia thành các bó có trọng lượng 1 - 2 kg có đóng gói bao bì cẩn thận.     

    

Phú Châu hiện có 1 máy làm miến dong do tổ hợp tác Tiến Phú đầu tư. Ngoài việc phục vụ việc làm miến cho các thành viên, tổ hợp tác còn nhập tinh bột của các hộ dân để chế biến thành miến. Theo anh Trần Văn Tân, trưởng xóm đồng thời là tổ trưởng tổ hợp tác, cứ 1 tấn củ tươi thu được khoảng 2 tạ tinh bột, mỗi tạ tinh bột làm được 40 kg miến dong thành phẩm. Kể từ khi có máy làm miến đến nay, bình quân mỗi dịp cuối năm, tổ hợp tác sản xuất được trên, dưới 5 tấn miến phục vụ nhu cầu thị trường.

 

Miến dong Phú Châu sản xuất tại chỗ dẫu chưa có những đơn đặt hàng với số lượng lớn nhưng lại bán rất chạy ở thị trường gần, xa. Cũng dễ lý giải bởi miến dong hiệu Tiến Phú được làm bằng nguyên liệu thật, không có bất kỳ pha trộn. Sản phẩm làm ra được thực hiện đúng quy trình sạch, được phơi khô tự nhiên nên sử dụng an toàn. Nhờ đó,  miến dong nhãn hiệu Tiến Phú làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Hiện nay, khách chủ yếu tìm đến địa chỉ tổ hợp tác để mua về bán buôn, bán lẻ hoặc làm quà biếu, tổ hợp tác không phải tự tìm mối hàng. Người tiêu dùng không những yên tâm về chất lượng, giá bán miến dong Tiến Phú luôn thấp hơn so với giá bán sản phẩm cùng loại ngoài thị trường.

 

Những ngày áp Tết cũng là lúc nhịp sống xuân ở làng miến dong Phú Châu thêm rộn rã, dây chuyền sản xuất miến hối hả, bà con tất bật làm nghề, khách mua nhộn nhịp. Nhiều lúc miến dong không đủ cung ứng dẫn đến cháy hàng, tổ hợp tác không còn hàng để phục vụ. Càng vui hơn với người làm miến dong Phú Châu từ khi có nghề, cuộc sống của bà con cải thiện hơn, bình quân thu nhập năm 2016 đạt 22 triệu đồng /người. Miến dong Tiến Phú - sản phẩm làng nghề của Phú Châu đáp ứng niềm tin yêu của người tiêu dùng.

 

                                                              

                                                              Bùi Minh

       

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục