(HBĐT) - Mừng tuổi ngày Tết hay còn gọi lì xì từ lâu đã trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người phương Đông nói chung và của các miền quê của đất nước Việt Nam nói riêng mỗi khi Tết đến, xuân về. Trong những ngày đầu năm, trẻ con được nhận tiền mừng tuổi với ước mong trẻ hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi. Người già được con cháu lì xì để mừng thọ, chúc sức khỏe. Mọi người mừng tuổi nhau chúc cho 1 năm mới đủ đầy, an khang, thịnh vượng…

 

Nét đẹp phong tục mừng tuổi ngày Tết được lưu giữ cho đến ngày nay.

 

Theo truyền thuyết, từ xa xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy. Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi hay còn gọi là lì xì đầu năm… Nghe xong câu chuyện mẹ kể, bé Hương hiểu được mừng tuổi chính là những tình cảm tốt đẹp của ông bà, cha mẹ và người thân giành cho mình. Bé hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, yêu thương, nghe lời mọi người…

 

Phong tục mừng tuổi có ý nghĩa tốt đẹp nên đã được người Việt giữ gìn cho đến ngày nay. Theo tục lệ, vào sáng mồng 1 Tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc Tết, chúc thọ, tặng quà hoặc một số tiền nhỏ cho ông bà, cha mẹ. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy may và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Đến nay, tục mừng tuổi vẫn không thay đổi, ông bà, cha mẹ, chú, bác... lì xì cháu, con. Khách tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó, tương tự, chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Vì vậy, ý nghĩa của việc lì xì  là cầu mong một năm mới mọi điều tốt lành.

 

Tuy câu chuyện tiền mừng tuổi đẹp và ý nghĩa là vậy, nhưng xung quanh đó cũng có không ít câu chuyện chưa đẹp. Ngày nay, trẻ em biết được giá trị của đồng tiền sớm hơn cũng bởi do trẻ nhỏ ngày càng được tiếp xúc nhiều với đồng tiền như bố mẹ cho con tiền ăn sáng, tiền mua sách, truyện, tiền mừng tuổi ngày Tết… Ngay cả những đứa trẻ mới 3 - 4 tuổi cũng biết nói câu: “Cháu thích tờ polyme hơn” hoặc không ít những đứa trẻ bóc phong bao lì xì ra với vẻ mặt vui mừng, phấn khởi vì được mừng đồng tiền to, lúc thì không hồ hởi với món tiền mừng tuổi nhỏ. Vì vậy, câu chuyện lì xì cho con trẻ tưởng là nhỏ nhưng không hề nhỏ. Tất cả những ứng xử của người lớn đều ảnh hưởng đến con trẻ. Bởi một đứa trẻ nhỏ tuổi sẽ không thể biết đồng tiền to, tiền nhỏ để đòi hỏi mà điều đó phần lớn do người lớn, bố mẹ nhiều khi chỉ nghĩ là trêu đùa nhưng đã vô tình dạy đứa trẻ. Mặt khác, cũng có nhiều người lớn lấy giá trị của “phong bao lì xì” vì mục đích cá nhân mừng tuổi lãnh đạo, người thân lãnh đạo…

 

Thiết nghĩ, để dạy trẻ hiểu ý nghĩa của việc nhận tiền lì xì đầu năm cần phải bắt đầu từ cả 2 phía - người cho và người nhận. ở tỉnh ta,  nhiều vùng quê vẫn giữ được phong tục mừng tuổi bằng những chiếc bánh trưng ống nhỏ hay bánh, kẹo… Những đồng quà, tấm bánh tuy nhỏ nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, không tạo áp lực cho cả người cho và người nhận. Bên cạnh đó, ông bà, bố mẹ nên dạy trẻ tiêu tiền cũng như hiểu được giá trị của tiền ngay từ khi trẻ biết cầm những đồng tiền mừng tuổi đầu tiên trong đời. Vì nhiều trẻ sau khi nhận được tiền lì xì đã dùng vào những việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ chơi, ăn quà. Có thể những đồng tiền lì xì cũng góp phần làm hư trẻ. Việc bố mẹ quản lý số tiền mừng tuổi cho trẻ là cần thiết nhưng cũng cần phải có sự thỏa thuận, đồng ý từ trẻ. Cha mẹ hướng con tiêu tiền vào những việc phục vụ cho học tập hoặc những mục đích chính đáng cho trẻ. Qua  đó có thể dạy dỗ con cái biết quý trọng đồng tiền được làm ra từ sức lao động, biết trân trọng những giá trị tinh thần từ phong tục mừng tuổi đầu năm.

 

Những ngày đầu xuân năm mới, chuyện những phong bao lì xì là chuyện nhỏ nhưng chứa đựng ý nghĩa thật lớn. Phong tục mừng tuổi đầu năm chứa rất nhiều thông điệp nhắn nhủ của người lớn với trẻ nhỏ. Ai mừng tuổi cùng với chiếc phong bao đỏ nhỏ xinh cũng căn dặn, chúc tụng những câu ý nghĩa cầu mong sức khỏe, may mắn, phúc lộc, bình an... Tuổi thơ mỗi người đều lưu giữ ấn tượng tốt đẹp về chiếc phong bao lì xì mỗi dịp Tết đến, xuân về.

 

                                                                

                                                                           Lan Hương

 

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục