(HBĐT) - Đồng chí Đỗ Thị Thu Huệ, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm gần đây, bám sát định hướng của Trung ương, tỉnh, huyện Lạc Thuỷ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại, du lịch, dịch vụ gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

 

Nghề chế biến lâm sản giải quyết việc làm cho người lao động xã Lạc Long (Lạc Thủy), thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Trong đó phải kể đến thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 18/12/2015 của HĐND huyện khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011- 2016 về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016. Ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo từ huyện đến cơ sở luôn được kiện toàn phù hợp với thực tế từng giai đoạn. 

 

Hàng năm, BCĐ huyện xây dựng kế hoạch điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã, thị trấn và tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mỗi địa bàn. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện chú trọng thực hiện các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động trên địa bàn. Trong năm 2016, các ngành chức năng phối hợp với các công ty trong và ngoài nước tuyển dụng lao động tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường: Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Malaysia… Đồng thời cập nhật tình hình việc làm trên thị trường lao động để tư vấn, giới thiệu cho học viên sau đào tạo.

 

Công ty may xuất khẩu Lạc Thủy tiếp tục tư vấn tuyển dụng lao động. Trong năm, Công ty đã mở được 2 lớp dạy may công nghiệp cho 120 học viên gắn với giải quyết việc làm. Hiện nay, Công ty May Đức Giang có 800 lao động đang làm việc. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với trường Cao đẳng nghề Hùng Vương - Hà Nội tuyển sinh 1 lớp trung cấp nấu ăn và 1 lớp cao đẳng kế toán cho người lao động… Nhờ đó, chất lượng người lao động trên địa bàn không ngừng được nâng lên. Năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện đạt 44,92%. Trong năm, toàn huyện giải quyết việc làm cho 550 lao động, số lao động được giải quyết việc làm mới từ Quỹ cho vay giải quyết việc làm có 35 người.

 

Hiện nay, trong huyện, các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập cao được mở rộng. Trong tổng diện tích gieo trồng 9.380 ha, toàn huyện có 1.360,7 ha cây ăn quả, trong đó 181,1 ha trồng mới và 450 ha ở giai đoạn cho thu hoạch; diện tích trồng rừng mới 890 ha. Toàn huyện có 55 trang trại được huyện cấp giấy chứng nhận, thu nhập bình quân trên 650 triệu đồng/trang trại/năm. Các mô hình trồng rau an toàn, cam Canh được phát triển ở các xã: Lạc Long, Đồng Tâm, An Lạc, thị trấn Chi Nê... Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, thu hút đầu tư đã góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động phát triển. Năm 2016, huyện có 158 công trình đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tổng mức đầu tư 383.233 triệu đồng. Một số công trình trọng điểm đang thi công như: đường nội thị thị trấn Chi Nê, hạ tầng du lịch xã Phú Lão, cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ xã Phú Lão đi xã Liên Hòa, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Khoan Dụ, Phú Thành…

 

Toàn huyện có 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 19.000 tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn như: Dự án cáp treo Hương Bình, xã Phú Lão; dự án khu du lịch sinh thái tâm linh Hòa Bình; dự án nhà máy sản xuất bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình; dự án sản xuất pin năng lượng tại xã Yên Bồng; dự án xây dựng tổ hợp thể thao - văn hoá, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi thuỷ sản xã Đồng Tâm…

 

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, huyện Lạc Thuỷ đã từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, xoá đói - giảm nghèo bền vững. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm còn 14,75% (giảm 2,56%), vượt chỉ tiêu giao giảm từ 2- 2,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 32,3 triệu đồng. Trong thời gian tới, huyện đề ra mục tiêu tiếp tục cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, ưu tiên hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội để đối tượng này ổn định đời sống và đa dạng hóa công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng cường khả năng tiếp cận xã hội cho đối tượng nghèo. Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình giảm nghèo với tiêu chí xây dựng NTM. Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, huy động các nguồn lực trợ giúp hộ nghèo, hộ thuộc diện không thể thoát nghèo (gồm những hộ người cao tuổi, mất sức lao động, khuyết tật, ốm đau bệnh tật, không có sức lao động). Xã hội hóa công tác giảm nghèo. Tích cực chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ cho người nghèo, cận nghèo, phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện dưới 10%.

 

 

                                                                   Hương Lan

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục