(HBĐT) - Ba Khan là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH. Toàn xã có 373 hộ với 1.628 nhân khẩu. Đến hết năm 2016, xã có 186 hộ nghèo, chiếm 49,87% và 82 hộ cận nghèo, chiếm 21,98%. Thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 9 triệu đồng.
Tại buổi giao dịch, anh Đinh Công Din, xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) được vay 35 triệu đồng để đầu tư nuôi trâu.
Qua tìm hiểu được biết, tỷ lệ hộ nghèo cao và đời sống người dân còn thấp có nhiều nguyên nhân như: quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, phương thức canh tác lạc hậu; sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp; chăn nuôi gia súc manh mún, nhỏ lẻ; người dân thiếu vốn sản xuất. Do đó, nguồn vốn tín dụng chính sách đã kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tác động tích cực, trực tiếp tới các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM.
Có mặt tại buổi giao dịch xã Ba Khan mới thấy nhu cầu vốn đối với bà con nơi đây rất lớn. Trụ sở UBND xã tấp nập người đến vay mới, người đến trả nợ, gương mặt ai cũng tươi tắn, lộ rõ niềm vui.
Nhận tiền từ tay cán bộ tín dụng, anh Đinh Công Din, xóm Khan Thượng cho biết: “Gia đình tôi có 3 khẩu, vợ chồng trẻ mới được bố mẹ cho ra ở riêng nên còn nhiều khó khăn. Được tiếp cận với nguồn vốn chính sách đã tạo động lực cho vợ chồng tôi quyết tâm làm ăn để thoát nghèo. Với số vốn 35 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH, gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi trâu”. Nhiều bác nông dân cũng phấn khởi bày tỏ, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi đến tận xã như thế này, dân nghèo an tâm, cố gắng tăng gia sản xuất phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững.
Tại điểm giao dịch, việc công khai các chương trình tín dụng ưu đãi, các chủ trương, chính sách mới, bảng, biển hiệu, niêm yết dư nợ, dư tiết kiệm được thực hiện nghiêm túc. Hội đoàn thể cấp xã làm công tác giám sát, hướng dẫn tổ trưởng tổ TK&VV, hộ vay vốn hoàn thiện các thủ tục giúp cho việc giao dịch với khách hàng của ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng, các Hội đoàn thể nắm bắt tốt hơn hoạt động của các tổ thuộc quản lý của Hội mình. Người dân hiểu rõ ý nghĩa của đồng vốn nên sử dụng tính toán sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Những năm qua, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách chủ động tiếp cận tới nguồn vốn chính sách, NHCSXH huyện Mai Châu đã tăng cường phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể thực hiện dịch vụ uỷ thác. Hiện toàn xã có 8 tổ TK&VV của 4 tổ chức hội với tổng dư nợ gần 10 tỷ đồng. Xã thực hiện 8 chương trình tín dụng ưu đãi với 310 hộ còn dư nợ. Trong đó, dư nợ hộ nghèo cao nhất trên 4,7 tỷ đồng; dư nợ chương trình hộ cận nghèo trên 1,9 tỷ đồng; dư nợ hộ SX-KD trên 1,1 tỷ đồng... Các tổ trưởng tổ TK&VV được các hội đoàn thể bầu chọn trực tiếp có đủ năng lực về quản lý vốn chính sách và sự nhiệt tình trong công tác tập hợp, hướng dẫn tổ viên vay vốn, sử dụng vốn vay đầu tư vào SX-KD đạt kết quả cao. Chính nhờ vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện giúp cho nhiều gia đình có thêm nghị lực vươn lên phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thoát nghèo. Điển hình như hộ bà Bùi Thị Di, hộ ông Bùi Văn Khuyển ở xóm Khan Hạ từ vay vốn NHCSXH đầu tư chăn nuôi trâu đến nay đã thoát nghèo.
Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Ba Khan cho biết: Qua thực tế tại xã, ghi nhận ý kiến của người vay vốn, nhu cầu vốn vay để đầu tư SX-KD, tạo việc làm hiện nay lớn, song nguồn vốn ít chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động kinh tế nông thôn của nhiều hộ gia đình, việc bổ sung hàng năm rất hạn chế. Nguyện vọng của bà con trong xã được vay mức cao hơn và được hỗ trợ tập huấn KH-KT cũng như xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Hải Linh
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh đã chủ động chỉ đạo thanh tra làm rõ quy trình bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh và việc cử bà Anh đi học cao cấp chính trị trước khi báo chí thông tin.
(HBĐT) - Đồng chí Đỗ Thị Thu Huệ, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm gần đây, bám sát định hướng của Trung ương, tỉnh, huyện Lạc Thuỷ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại, du lịch, dịch vụ gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Dù còn nhiều khó khăn trong hoạt động truyền thông dân số như kinh phí truyền thông ít, chế độ, chính sách cho đội ngũ cộng tác viên dân số quá thấp… Tuy nhiên, thời gian qua, huyện Cao Phong đã khắc phục những khó khăn để thực hiện hiệu quả công tác truyền thông DS /KHHGĐ trên địa bàn. Với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức, công tác truyền thông đã thu hút và tạo được sự ủng hộ của xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về DS /KHHGĐ cho người dân trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác tư pháp - hộ tịch trên địa bàn xã Kim Tiến (Kim Bôi) đã có những chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp. Đăng ký hộ tịch được thực hiện cơ chế “một cửa”. Tuy nhiên, do mặt bằng dân trí ở xã còn hạn chế nên công tác quản lý hộ tịch còn một số khó khăn.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII; 107 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và 1977 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hội LHPN huyện Tân Lạc vừa phối hợp với Hội LHPN Thị trấn Mường Khến tổ chức hội thi “Phụ nữ tự tin, đảm đang, duyên dáng”.