(HBĐT) - Chúng tôi có dịp về thăm Độc Lập - xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Đưa chúng tôi đi trên con đường bê tông mới hoàn thiện, sạch sẽ, khang trang, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thường chia sẻ: Độc Lập tuy là xã vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã đem lại nhiều đổi thay cho đời sống người dân nơi đây.
Đường giao thông xóm Nưa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) mới được cứng hóa đáp ứng tiêu chí NTM.
Đến Độc Lập ngày này có thể cảm nhận rõ đổi thay trong diện mạo nông thôn. Trong năm 2016, hạ tầng kinh tế của xã được đầu tư nâng cấp. Xã làm mới 0,6 km đường giao thông, cải tạo công trình mương bai cấp nước, xây mới 2 bai xóm Nưa và xóm Sòng với tổng nguồn vốn 730 triệu đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Kết cấu hạ tầng thiết yếu của xã được tập trung xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Huyện Đoàn và Công an huyện phối hợp hỗ trợ xi măng, cát, sỏi cho nhân dân xóm Mùi làm sân nhà văn hóa với kinh phí 16,5 triệu đồng. Trong đó dân trong xóm đóng góp 6,1 triệu đồng, 131 ngày công của cán bộ Huyện Đoàn, Công an huyện và nhân dân trong xóm…
Cùng với phát triển kết cấu hạ tầng, xã chú trọng lãnh đạo nhân dân ứng dụng KT- KT vào sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng của xã đạt 545,95 ha. Trong đó, lúa cấy 2 vụ 163,7 ha, sản lượng thu về đạt 818,5 tấn; tổng diện tích cây màu 433 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 1.150,5 tấn, nâng tổng thu nhập bình quân hiện nay đạt 14 triệu đồng/ người/ năm, tăng 5 triệu đồng so với năm 2011. Bên cạnh đó, xã Độc Lập còn thực hiện nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân. UBND xã đã triển khai mô hình trồng bưởi Diễn an toàn, hỗ trợ cây giống và phân bón với diện tích 4 ha. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 191,2 triệu đồng (trong đó, vốn phát triển sản xuất 140 triệu đồng, nhân dân đóng góp 51,2 triệu đồng). Ngoài ra, bà con trồng một số loại rau, màu như bí xanh, mướp đắng cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình trồng bí xanh nhỏ lẻ cũng đạt thu nhập 10 triệu đồng trở lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sốựng vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao. Năm 2016, thu nhập bình quân của xã đạt 14 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 34,5%.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thường, đạt được kết quả trên là niềm tự hào của xã, là sự đồng thuận cao giữa lãnh đạo các cấp và nhân dân. Nhân dân luôn vững vàng, giữ nhiệt huyết trong mọi hoạt động để tiếp tục hành trình xây dựng xã NTM. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là mặc dù diện tích đất tự nhiên của xã tương đối lớn nhưng dân cư thưa thớt, trình độ dân trí chưa cao, không có doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, nguồn ngân sách hạn hẹp nên việc huy động các nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi chưa được xử lý kịp thời. Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tính đến nay, xã mới đạt được 9 tiêu chí. Do vậy, để hoàn thành 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM trong giai đoạn 2016 - 2020 là một khó khăn, thách thức lớn của xã.
Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Mục tiêu trọng tâm xã đặt ra trong năm 2017 là hoàn thành 2 tiêu chí giao thông và môi trường. Hiện nay, xã tập trung đầu tư vào đường giao thông nông thôn, xây dựng mương, bai cho các xóm: Can 1, Mùi, Nưa; chỉnh trang khuôn viên trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây tường bao cho trường phổ thông bán trú tiểu học và THCS Độc Lập. Xã mong muốn tiếp tục nhận được sự đầu tư của Nhà nước, nhân dân, đoàn thể cùng chung tay cùng chung sức, đồng lòng thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
Đồng Hương
(HBĐT) - Ngày 29/3, Tỉnh Đoàn phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm (Sở LĐ, TB&XH) tổ chức chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm và giúp bạn chọn nghề năm 2017 tại trường THPT Quyết Thắng, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn). Tới dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo các em học sinh nhà trường.
Ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở VH-TT Hà Nội khẳng định, rùa vàng không phải biểu tượng của Hà Nội, vì vậy ý tưởng đúc tượng rùa vàng 10 tấn tại hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) cần phải tính toán kỹ lưỡng.
(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức Phiên giao dịch việc làm Online kết nối 9 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bình Dương, Bắc Kạn và Hòa Bình.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh (PCDB) trên địa bàn tỉnh năm 2017 nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các dịch bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời khi có dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Mai Thị Hiền, trú tại phường Phương Lâm - TP Hòa Bình bày tỏ sự không đồng tình với cách tính thời gian công tác để chi trả lương hưu cho bà Hiền của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hòa Bình. Cụ thể, bà Hiền cho rằng, BHXH thành phố đã cắt giảm thời gian đóng BHXH bắt buộc của bà Hiền, theo đó, bà Hiền không được hưởng lương hưu đúng với thời gian đã đóng BHXH bắt buộc. Báo Hòa Bình đã trao đổi thông tin trên tới đồng chí Chu Văn Dũng, Giám đốc BHXH TP Hòa Bình và được trả lời như sau:
(HBĐT) - Năm 2011, qua Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, anh Nguyễn Phan Chiến, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Hợp đồng lao động kéo dài 4 năm 10 tháng. Cuối năm 2016, hết thời hạn hợp đồng, anh Chiến trở về nước. “Sang Nhật Bản, công việc của tôi làm về nông nghiệp, ngày làm từ 10 - 12 tiếng, thời gian khá vất vả nhưng so với làm việc trong nước thu nhập khá hơn.