(HBĐT) - Theo Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh còn 77 hộ người có công nghèo đang ở nhà dột nát có nhu cầu xây dựng nhà ở. Tại hội nghị triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chăm sóc người có công, xây dựng và điều hành Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” đã chỉ đạo: Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ xây nhà cho 77 hộ người có công còn ở nhà dột nát có nhu cầu xây dựng nhà ở…

 

Ngày 8/3/2017, BCĐ Chăm sóc người có công, xây dựng và điều hành Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” đã ban hành Chương trình hành động số 21/Ctr-BCĐ triển khai thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ. Trong đó có nêu rõ kinh phí hỗ trợ xây, tu sửa, nâng cấp nhà ở cho người và gia đình người có công, định mức bình quân 40 triệu đồng/nhà, tổng số tiền 3.080 triệu đồng huy động từ Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” và từ lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân. Hiện nay, Sở LĐ-TB&XH đang khẩn trương rà soát các hộ gia đình người có công nhà ở dột nát trên địa bàn các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu, Cao Phong, Lương Sơn, Lạc Thủy.

 

 

Cán bộ Sở LĐ-TB&XH khảo sát nhà ở của gia đình ông Đặng Xuân Tân, xóm Duốc, xã Suối Nánh (Đà Bắc).

 

Đà Bắc là huyện có số người có công thuộc hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ nhà ở năm 2017 cao nhất tỉnh. Toàn huyện có 40 hộ đề nghị xây dựng nhà nằm rải rác trên địa bàn các xóm thuộc 13 xã, thị trấn. Cùng cán bộ Phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH), chúng tôi đến thăm gia đình ông Đặng Xuân Tân, xóm Duốc, xã Suối Nánh. ông Tân tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam từ năm 1972 - 1976 và nhiễm chất độc hóa học. Gia đình ông có 5 khẩu, 2 vợ chồng già yếu, vợ chồng người con và cháu ở trong ngôi nhà cấp 4 với diện tích khoảng 50 m2. Ngôi nhà được gia đình ông chắt chiu làm từ năm 2005, hiện nay, xà nhà bằng gỗ đã bị mối mọt có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Khi được cán bộ nói về chủ trương tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa, ông Tân mừng lắm. Nhưng nghĩ về hoàn cảnh gia đình, ông Tân chia sẻ: “Các anh có hoãn xây nhà được vài năm nữa không? Nhà tôi khó khăn quá chưa có điều kiện làm nhà mới được”. Các đồng chí trong đoàn động viên, gợi ý gia đình có trâu bán đi để thêm tiền làm nhà mới. ông vẫn ngập ngừng suy nghĩ và bảo về bàn thêm với các con…

 

Câu chuyện của gia đình những người có công nghèo vẫn ở trong những ngôi nhà tạm, dột nát là nỗi trăn trở của cán bộ làm công tác chăm sóc người có công. Chúng tôi tiếp tục đến thăm nhà ông Lường Văn Yên, là bố liệt sĩ Lường Văn Mận ở xóm Cọ Phụng, xã Đồng Chum cũng có tâm trạng tương tự ông mừng vui khi được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ nhưng vẫn còn đó nỗi lo vì gia đình quá khó khăn không có tiền để xây dựng ngôi nhà mới. Ngôi nhà sàn cũ của ông Yên nằm chênh vênh trên sườn đồi làm cách đây trên 20 năm. ông Tân mong muốn có ngôi nhà mới vững chãi để không còn lỗi lo rình rập khi mùa mưa bão đến… Thiết nghĩ, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, để xóa nhà tạm cho người có công nghèo rất cần sự chung tay góp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân.

 

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia cùng đoàn khảo sát của Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi thấy thực tế, một số hộ tuy đã có nhà ở kiên cố nhưng vẫn đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà mới. Theo cán bộ đoàn khảo sát, ở một số địa phương trong quá trình khảo sát cũng có hộ đang đổ mái xây dựng nhà mới khi thấy đoàn đến khảo sát cũng bày tỏ ý kiến muốn được hỗ trợ xây nhà…

 

Đồng chí Vũ Hồng Nghiệp, Trưởng phòng Người có công (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thực hiện chương trình hành động của BCĐ, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức đi khảo sát thực tế tại các gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo đang ở nhà tạm. Đoàn đã tích cực phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các huyện và cán bộ LĐ-TB&XH ở các xã, thị trấn chia thành các đoàn nhỏ đến khảo sát trực tiếp ở các hộ để đánh giá khách quan nhất về thực trạng của ngôi nhà. Trong quá trình rà soát thực hiện nhất quán quan điểm lựa chọn đúng đối tượng hộ nghèo đang ở nhà tạm. Kiên quyết không cho vào danh sách những ngôi nhà đã được làm kiên cố. Trong quá trình khảo sát cũng bổ sung các gia đình người có công đang ở nhà tạm chưa có trong danh sách các huyện gửi lên để báo cáo cụ thể với BCĐ. Hiện nay, công tác rà soát đang được gấp rút triển khai để sớm có danh sách chính thức được hỗ trợ. Sau đó tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công, cố gắng để bàn giao vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ năm nay.

 

 

                                                                                  Hương Lan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục