(HBĐT) - Trong những năm qua, nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh, Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mô côi (NTT&TMC) tỉnh đã làm tốt công tác xã hội hóa, vận động các nguồn lực để giúp người tàn tật vươn lên ổn định cuộc sống.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 22.000 NTT&TMC, chiếm khoảng 3% dân số toàn tỉnh. Trong đó, 6.123 người khuyết tật không còn khả năng lao động, 2.878 trẻ mồ côi. Phần lớn người khuyết tật và trẻ mồ côi đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần trợ giúp. Đồng chí Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh cho biết: Trong những năm qua, mặc dù đã có sự chung tay, giúp đỡ của các cấp, ngành và toàn xã hội, tuy nhiên, đời sống của người khuyết tật và trẻ mồ côi còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm cho người tàn tật và trẻ mồ côi. Nguyên nhân là vì trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp ít và không nhiều doanh nghiệp phù hợp với đặc thù lao động tàn tật. Mặt khác, mức sống và thu nhập của người dân địa phương còn thấp nên ít nhiều gây khó khăn trong việc vận động các nguồn lực trợ giúp cho NTT&TMC.
Lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh cùng các nhà hảo tâm tặng xe lăn cho người khuyết tật vận động huyện Kim Bôi.
Trước thực tế đó, Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thông qua chương trình phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức, ban, ngành liên quan, đặc biệt là ngành LĐ-TB&XH tiếp tục truyền truyền sâu rộng pháp luật về người khuyết tật và trẻ mồ côi, từng bước đưa những chính sách của Đảng và Nhà nước về người khuyết tật, trẻ mồ côi đến nhân dân. Bên cạnh đó, Hội xác định trợ giúp người khuyết tật bằng những việc làm thiết thực, tạo sinh kế cho người khuyết tật và trẻ mồ côi. Bằng hình thức liên kết, gặp gỡ các nhà hảo tâm, từ năm 2016 đến nay, Hội đã tặng 10 con bò sinh sản, trị giá 241 triệu đồng cho người khuyết tật và trẻ mồ côi xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn. Đây là xã đặc biệt khó khăn, còn nhiều người khuyết tật hiện không có việc làm và phải sống dựa vào sự cưu mang của cộng đồng. Với việc trao bò sinh sản, Hội và các nhà hảo tâm đã góp phần động viên và giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi dần ổn định cuộc sống.
Đặc biệt, các trung tâm thuộc Hội đã đẩy mạnh công tác dạy nghề giới thiệu việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động. Trong đó có nhiều thanh niên khuyết tật và trẻ mồ côi. Theo đồng chí Nguyễn Văn Chung, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 trung tâm đang dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi là Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành tổ chức dạy nghề cho 30 người bằng nguồn vốn vận động 180 triệu đồng. Trung tâm đang duy trì dây chuyền may công nghiệp với 25 người khuyết tật có việc làm thường xuyên, mức thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa (Mai Châu) đã và đang duy trì việc làm thường xuyên cho 30 người tàn tật, người nghèo bằng nghề thêu ren thổ cẩm với mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, các cấp Hội đã vận động các nhà hảo tâm tặng 13 sổ tiết kiệm trị giá 60 triệu đồng cho NTT&TMC, tổ chức sản xuất và tiêu thụ 8 triệu gói tăm, trị giá 180 triệu đồng, cấp học bổng cho 68 trẻ khuyết tật và trẻ mồ côi với số tiền 75 triệu đồng. Tất cả những hoạt động này đã góp phần thiết thực giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi vươn lên ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, vào các ngày lễ, tết, Hội đã vận động và là cầu nối trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa đến các đối tượng. Từ năm 2016 đến nay, Hội đã phối hợp trao tặng quà cho 2.044 lượt NTT&TMC với tổng số tiền hơn 687 tỷ đồng. Hội Bảo trợ NTT&TMC các huyện Đà Bắc, Lương Sơn cũng trao nhiều phần quà và tổ chức các hoạt động nhân đạo ý nghĩa giúp đỡ NTT&TMC.
(HBĐT) - Chiều ngày 20/4, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT quý II/2017 với các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh
(HBĐT) - Hình ảnh những dây cáp treo tự chế dùng để vận chuyển nông sản xuyên núi đã trở nên quen thuộc đối với người dân xã Đồng Nghê (Đà Bắc) từ năm 2013 đến nay. Sử dụng cáp treo với mục đích tiết kiệm sức người và tiện trong việc thu hoạch, vận chuyển, tập kết hàng hóa. Tuy nhiên, công cụ thô sơ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh, báo cáo Thủ tướng.
UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu đánh giá mức độ trách nhiệm đối với sai phạm liên quan và việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của 2 cá nhân.
UBKT Trung ương đã làm việc tại Bình Định về việc kiểm điểm những khuyết điểm, vi phạm của nguyên Bí thư Tỉnh ủy và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng, gây tử vong nhiều người, điển hình tại xã Ma Ly Chải của huyện biên giới Phong Thổ (Lai Châu), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội)... Những vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, đồng thời báo động tình trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu tại địa bàn tỉnh ta.