(HBĐT) - Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) đã anh dũng đứng lên giành lại chính quyền, quyết không chịu khuất phục trước sự tấn công của kẻ thù. Thăm lại vùng đất anh hùng trong những ngày tháng tư lịch sử, diện mạo nơi đây càng minh chứng rõ nét cho truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ xã Cố Nghĩa.
Với vị thế địa hình và giao thông thủy bộ thuận lợi, xã Cố Nghĩa nắm vị trí then chốt, tạo điều kiện cho việc chốt giữ, phòng thủ, bảo vệ an toàn địa bàn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân xã Cố Nghĩa nhất tề đứng lên cùng các dân tộc trong huyện giành chính quyền về tay nhân dân trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 và tiến hành 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1946, Bộ Tài chính quyết định chọn Cố Nghĩa làm nơi đặt trụ sở của Bộ Tài chính, kho bạc và xưởng in tiền. Để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan, cán bộ, nhân dân xã Cố Nghĩa hàng ngày cung cấp lương thực, thực phẩm, đồng thời tiến hành tuần tra, bảo vệ an toàn tuyệt đối xưởng in và kho bạc của Bộ Tài chính.
Trong 2 cuộc kháng chiến, toàn xã có gần 1.000 lượt thanh niên lên đường nhập ngũ và tham gia thanh niên xung phong, 55 liệt sĩ, thương bệnh binh. Với những đóng góp về sức người, sức của góp phần làm nên chiến thắng vang dội trong 2 cuộc kháng chiến, ngày 22/12/2010, quân và dân xã Cố Nghĩa vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Phát huy truyền thống cách mạng tốt đẹp của quê hương, trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân xã Cố Nghĩa luôn nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội.
Cố Nghĩa ngày nay nhà cao tầng mọc lên san sát, hệ thống điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới. Cơ sở hạ tầng đảm bảo, đồng nghĩa với nhu cầu phát triển mọi mặt về KT-XH của xã được đáp ứng. Năm 2015, xã vinh dự là 1 trong 3 xã đầu tiên về đích NTM của huyện Lạc Thủy. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã duy trì ở mức 13%, tổng thu nhập đạt 152 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất đạt 88,9 tỷ đồng, trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 36,1 tỷ đồng, dịch vụ- thương mại 36,7 tỷ đồng, TTCN 16,1 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người đạt 32 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,03%.
Song song với phát triển kinh tế, công tác giáo dục, văn hóa- xã hội, ANTT luôn được cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện tốt. Trên địa bàn không có học sinh bỏ học, tỷ lệ lên lớp ở các bậc học đạt 100%. Đặc biệt, trường THCS của xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia. Năm 2016, toàn xã có 8 khu dân cư văn hóa được biểu dương, 70 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục, gần 1.050 hộ đạt gia đình văn hóa. Tình hình ANTT trên địa bàn luôn được củng cố và giữ vững. Nhiều năm không có vụ việc nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình ANTT.
Thu Hằng
(HBĐT) - Nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực y tế thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đồng thời khắc phục tình trạng thiếu đội ngũ bác sỹ tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh, năm 2010, HĐND tỉnh khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020”. Hơn nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết số 151, tất cả các loại hình đào tạo đều không đạt theo kế hoạch. Kinh phí giải ngân chỉ đạt 5,64% so với nguồn kinh phí dự chi cho việc thực hiện Đề án. Nguyên nhân là có một số quy định trong Đề án không phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời phải thực hiện quy chế tuyển sinh đại học nên không thực hiện được kế hoạch của Đề án.
(HBĐT) - Hội đồng Đội huyện Cao Phong vừa tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà khăn quàng đỏ” cho gia đình em Bùi Thị Linh Chi, học sinh lớp 7, trường THCS Yên Thượng, trú tại xóm Um B, xã Yên Thượng (Cao Phong).
Người dân trong cả nước khẳng định, kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW tạo niềm tin cho người dân, khẳng định không có vùng cấm trong xử lý sai phạm.
(HBĐT) - Cùng cán bộ LĐ -TB&XH xã Phú Minh (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng, xóm Mon. Tiếp chúng tôi, ông Thưởng chia sẻ: Gia đình tôi mỗi người một việc, người chăm sóc đàn lợn, người phụ trách rừng keo, máy chế biến dong riềng… Công việc không bao giờ ngơi tay nhưng cũng mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá”.
(HBĐT) - Trước tình trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT), ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân từ việc tập kết, kinh doanh than của Công ty TNHH Tiến Phương. Sáng 22/4/2017, hơn 100 người dân ở xóm Tân Tiến, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã lập rào chắn, ngăn chặn hàng chục xe chở than vào bãi tập kết để phản đối...
(HBĐT) - Ngày 25/4, tổ công tác liên ngành huyện Tân Lạc đã ra quân giải tỏa, xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông không tự ý tháo dỡ, di dời. Tại khu vực chợ Lồ (cũ), địa phận xã Phong Phú, lực lượng liên ngành đã phối hợp với UBND xã tiến hành biện pháp cưỡng chế giải tỏa đối với hơn 30 hộ còn vi phạm làm lều lán, mái che, mái vẩy, nhà tạm, bán hàng nằm trong phạm vi đất hành lang an toàn giao thông.