(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 27 xã, thị trấn, nằm trong khu vực Tây Bắc Bộ với đặc điểm địa hình tự nhiên dốc, hệ thống sông, suối ngắn, hẹp và độ dốc lòng suối rất cao, nhiều nguy cơ thiên tai tiềm ẩn đe dọa cuộc sống, sản xuất của người dân. Năm 2016, Kim Bôi không để xảy ra thiệt hại về người, thế nhưng thiên tai, mưa lũ đã gây thiệt hại khá nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân với tổng mức thiệt hại ước tính khoảng 35,8 tỷ đồng. 


Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra hạn hán từ tháng 1 đến tháng 4 với diện tích bị hạn 718 ha. Đặc biệt, vào trung tuần tháng 4 đã xuất hiện mưa, giông làm đổ một số diện tích lúa tại các xã Kim Bình, Vĩnh Đồng, Cuối Hạ. Trong đó, sét đánh làm 2 người tại xã Kim Bình bị thương. Mới đây, sét đánh làm cháy nhà sàn của một hộ dân tại xóm Chạo, xã Cuối Hạ. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai các phương án PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ”. Trong đó, xác định các khu vực, vùng nguy cơ thường xuyên xảy ra thiên tai gồm: Vùng nguy cơ lũ và lũ quét tại lưu vực suối Cả, suối Lôi, xã Hợp Đồng, khu vực xóm Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng. Khu vực hay xảy ra lũ quét cũng xuất hiện tại lưu vực suối Sào, chảy qua xã Đú Sáng. Các xã hay bị ngập úng và có lũ mạnh là: Hợp Đồng, Kim Sơn, Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ và các xã phía nam như: Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa…Vùng nguy cơ trượt sạt tập trung ở các xã: Đú Sáng, Bình Sơn,Thượng Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Kim Truy, Cuối Hạ, Kim Sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa, Nuông Dăm…Các tuyến đường Bình Sơn- Đú Sáng- Độc Lập ( Kỳ Sơn); đường Hợp Thanh- đi Tân Thành ( Lương Sơn); tuyến từ ngã ba Trò đi đồi Sim hay xảy ra trượt sạt với khối lượng đất đá lớn…Toàn huyện có hơn 600 hộ dân dự kiến phải di dời do nguy cơ ngập úng và sạt lở đất đá.


Cán bộ xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) rà soát khu vực nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét khi có mưa lũ lớn.

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Huyện đang theo dõi sát diễn biến của thời tiết chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức, chính quyền các cấp triển khai phương án mưa lũ. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư, chú trọng đôn đốc hộ dân nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm phải di chuyển, sơ tán dân trước khi có mưa bão. Tổ chức kiểm tra hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông, dân dụng..., đặc biệt là các hồ chứa nước, kè chống sạt lở trên địa bàn huyện để có kế hoạch, phương án đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn và phát huy năng lực phục vụ; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình theo các quy định hiện hành. Hiện nay, các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện để phòng tránh và khắc phục hậu quả khi thiên tai, mưa bão xảy ra. Huyện cũng có phương án phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ, tổ chức liên quan và các xã, thị trấn triển khai kế hoạch ứng trực tại các ngầm tràn để tổ chức điều hành giao thông, kiên quyết không cho người dân vượt ngầm khi có lũ lớn dâng cao, chảy xiết. Cùng với công tác chỉ đạo triển khai PCTT&TKCN, huyện cũng đang chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa chiêm - xuân và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè - thu, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.


                                                                                                  L.C

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục