(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền và người dân xã Nam Phong (Cao Phong) đang tranh thủ tốt sự đầu tư của Nhà nước, phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Người dân xã Nam Phong (Cao Phong) khai thác
hiệu quả quỹ đất trồng mía và cam để giảm nghèo bền vững.
Trung tuần tháng 6, chúng tôi trở lại thăm xã
Nam Phong để thấy được vùng đất này đang chuyển mình đi lên bền vững. Từ quốc
lộ 6 rẽ vào trung tâm xã đến các xóm: Nam Thái, Chẹo Ngoài, Ong, Mạc… trải màu
xanh tươi mát của mía, cây ăn quả. Người dân miệt mài lao động sản xuất. Chủ
tịch Hội Nông dân xã Cao Giang
Namcho biết: Từ lâu nay, Nam Phong chẳng còn đất trống, đất để hoang. Người dân
chỉ mong có nhiều đất để phát triển mía, cam. Muốn gặp nông dân chỉ có lên đồi,
ra ruộng. Nhà nào cũng trồng mía. Nhiều hộ chuyển sang trồng cây có múi. Chăm
chỉ sản xuất cùng với trồng mía, cam, kết hợp với chăn nuôi, cuộc sống người
dân nơi đây đang được cải thiện đáng kể, thu nhập hàng chục triệu, hàng trăm
triệu đồng đối với người Nam Phong không phải là chuyện hiếm.
Những năm gần đây, xã Nam Phong đặt biệt quan tâm tới
công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, xã tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật,
tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trong đó đã tạo được thành công khi chú trọng phát triển 2 loại cây chủ lực là
mía và các loại cây có múi. Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.915 ha, trong đó
đất nông nghiệp 1.412 ha, đất phi nông nghiệp 242,6 ha, đất đồi núi chưa sử
dụng 258 ha. Đến nay, xã cơ bản chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng mía,
đất vườn đồi sang trồng cam, quýt, bưởi Diễn, bưởi đỏ, nhãn, bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với mía các loại, cả xã đã duy trì ổn định
khoảng 270 ha. Giá mía trắng và mía tím bán ở mức 4.000- 5000 đồng/cây, mỗi ha
trồng khoảng 3 vạn cây, thu khoảng 150 triệu đồng/ha. Hiện nay, diện tích cây
ăn quả của Nam Phong đạt 150 ha, trong đó có khoảng 30 ha bắt đầu cho thu
hoạch. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ có việc
làm thường xuyên của xã đạt 99%. Nhờ chăm chỉ lao động sản xuất, nhiều gia đình
đã xây dựng được nhà, có cuộc sống đầy đủ.
Với sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của người dân,
đến nay, xã đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Hạ tầng giao thông, thủy
lợi, điện, trường học được đầu tư và cải thiện mạnh. Đường giao thông vươn tới
tận ruộng, sản xuất, chăm sóc mía thuận lợi hơn rất nhiều. Chất lượng tiếp cận
các dịch vụ y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa được nâng cao rõ rệt. Xã có 3 trường
thì 2 trường là mầm non và tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường THCS đang phấn
đấu đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các xóm đều có nhà văn hóa, sân tập thể thao. Xã
có 1.154 hộ với 4.298 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,62%, thu nhập bình
quân đầu người đạt 32 triệu đồng.
Đồng chí Đinh Duy Thích, Bí thư Đảng ủy xã Nam Phong
cho biết: Xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng các tiêu
chí nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Đối với sản xuất, xã định hướng,
khuyến khích người dân quản lý và khai thác tốt nguồn lực đất đai, lao động,
cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng đầu tư thâm canh, phát
triển cây có múi và mía, đẩy mạnh liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân tiếp cận vốn, khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế
biến, tạo bước tiến bền vững trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
Linh Trang
(HBĐT) - Từ nguồn vốn vay được hỗ trợ theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều mảnh đời lầm lỡ tìm được nẻo về tươi sáng...
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) đã có quyết định cách chức cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đối với ông Lương Duy Hanh.
(HBĐT) - Cùng cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Quyết Tiến, xóm Chẹo Ngoài 1, xã Nam Phong.
(HBĐT) - Theo thống kê của BHXH huyện Kỳ Sơn, tính đến hết tháng 4/2017, trên địa bàn huyện có 22.885 thẻ BHYT /32.997 người dân = 69,25% dân số. Huyện Kỳ Sơn là địa phương có tỷ lệ BHYT toàn dân thấp nhất tỉnh. Năm 2017, huyện phấn đấu 90% dân số có thẻ BHYT đảm bảo cho việc khám, chữa bệnh. Hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đang tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
(HBĐT) - Ngày 18/6, tại UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), Ban thư ký UB Hội LHTN Việt Nam tỉnh, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp tổ chức "Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng năm 2017” trong khuôn khổ hành trình "Theo bước chân những người Anh hùng” nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2017).
(HBĐT) - Ngày 16/6, Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Bí kíp hiểu mình hiểu con, xây dựng gia đình hạnh phúc” . Tham dự có trên 550 đại biểu là cán bộ công nhân viên chức thuộc công đoàn các sở, ban, ngành.