(HBĐT) - Quy mô sản xuất nhỏ, kết cấu tổ chức đơn giản nhưng làng nghề, làng nghề truyền thống thực sự cần thiết để hòa nhịp cùng dòng chảy CNH - HĐH, xây dựng nông thôn mới… Vì những sự cần thiết đó, tháng 6/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Tuy chưa nhiều nhưng xét về mặt tiềm năng ngành nghề, làng nghề truyền thống ở tỉnh ta có thể kể đến như: HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, Khu du lịch bản Lác, Chiềng Châu, huyện Mai Châu; HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, huyện Tân Lạc; một số cơ sở sản xuất rượu cần TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn; giấy dó xã Hợp Hòa, sản phẩm mây - tre đan xóm Gò Mè, gỗ lũa xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn… Khi được đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cơ sở nghề đã áp dụng KH -KT, công nghệ, máy móc vào sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, số lượng lớn. Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy đặt ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020 công nhận được 10 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết tháng 6/2017, toàn tỉnh đã công nhận 6 làng nghề, làng nghề truyền thống, tăng 4 làng nghề, làng nghề truyền thống so với thời điểm chưa ban hành Nghị quyết.
Theo đánh giá của Sở NN & PTNT (cơ quan hướng dẫn thực hiện chính sách theo nội dung nghị quyết): Các làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được đầu tư hỗ trợ cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý môi trường... đã đem lại hiệu quả nhất định: Mở rộng được quy mô sản xuất, giảm thiểu công lao động và tăng sản lượng. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, mẫu mã sản phẩm được cải tiến và đặc biệt là giá thành giảm. Cụ thể như làng nghề chế tác đá cảnh, khi được hỗ trợ máy cắt đá đã giảm thiểu được công lao động nhưng lại đa dạng về mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Chị Hà Thị Yên, thành viên làng nghề dệt truyền thống bản Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) phấn khởi: Trước nay, phụ nữ dân tộc Thái luôn cần mẫn duy trì nghề dệt truyền thống để phục vụ nhu cầu may mặc, trang trí nhà cửa… Sau này, chị em đã sáng tạo để tạo ra những sản phẩm du lịch. Khi được công nhận làng nghề, chúng tôi được hỗ trợ máy móc thiết bị cải tiến như: máy may công nghiệp, máy vắt sổ, những nghệ nhân dệt đã bớt được nhiều công đoạn, tiết kiệm thời gian, chi phí và điều quan trọng là làm ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chúng tôi vui lắm vì đây là cơ hội mới để phát triển nghề vừa góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em, vừa thực hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc.
Để tạo nền tảng cho làng nghề phát triển bền vững, công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm. Trong 3 năm tỉnh đã tổ chức 8 lớp truyền nghề, đào tạo nghề gồm các nghề dệt thổ cẩm, chế tác đá cảnh, gỗ lũa… cho trên 268 lao động là người dân nông thôn tham gia sản xuất tại làng nghề. Hàng năm, tổ chức đưa các cơ sở làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm do tỉnh, Bộ NN & PTNT và Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm để mở rộng thị trường, xây dựng mạng lưới các đại lý, nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm làng nghề tại các khu, điểm du lịch. Khuyến khích các cơ sở làng nghề đã tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo hàng thủ công mỹ nghệ để xét chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm kịp thời khuyến khích, động viên đơn vị, cá nhân có thành tích đóng góp cho phong trào thi đua lao động, sản xuất trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm của các làng nghề, nghề truyền thống của tỉnh ta không chỉ phục vụ thị trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh được các thị trường rộng lớn khác trong và ngoài tỉnh và đó là điều đáng mừng.
Nhìn lại 3 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết về khuyến khích phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nông nghiệp cho rằng đã đạt được những kết quả khá toàn diện góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM của tỉnh.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Theo thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, chiều ngày hôm này 5/7, cơ quan này đã phê chuẩn Quyết định số 01/QĐ -VKS về thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bác sỹ Hoàng Công Lương sau khi bị cơ quan Cảnh sát điều tra ra lệnh bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra trong sự cố y khoa làm 8 bệnh nhân điều trị lọc máu tại đơn nguyên Thận nhân tạo - Bệnh viện đa khoa tỉnh tử vong vào ngày 29/5/2017.
BTV Huyện Đoàn, Chi đoàn Công an huyện vừa tổ chức Lễ khởi công công trình thanh niên xây dựng sân khấu nổi tại nhà văn hóa xóm Chằng Giữa, xã Đông Phong, huyện Cao Phong.