(HBĐT) - Anh Bùi Văn Cừ, thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) chia sẻ: Hàng tháng cứ đều đặn 1 lần chị Bùi Thị Thu Hoài, cán bộ phụ trách LĐ - TB&XH của xã lại đến hỏi thăm, động viên gia đình. Gia đình tôi có cháu Bùi Tuấn Anh bị khuyết tật bẩm sinh.


Năm nay, cháu 11 tuổi nhưng mọi sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào bố mẹ. Chúng tôi luôn phải cử người ở nhà để chăm sóc cháu. Được sự quan tâm của UBND xã, các chế độ của Nhà nước dành cho trẻ em khuyết tật được hỗ trợ đúng, đủ, kịp thời, thậm chí có nhiều tháng gia đình bận việc không đến UBND xã lấy được, chị Hoài mang đến tận nhà giúp gia đình.

Chị Bùi Thị Thu Hoài chỉ là một trong nhiều người nhiệt huyết đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của huyện Lương Sơn. Trong nhiều năm qua, huyện Lương Sơn là địa phương làm tốt công tác chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Hiện nay, huyện có 27.482 trẻ dưới 16 tuổi, trong đó có 1.883 trẻ sống trong gia đình thuộc hộ nghèo, 173 trẻ khuyết tật, 12 trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Để giúp đỡ trẻ em, huyện quan tâm huy động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng chung tay giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. Huyện vận động xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em cao nhất tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã huy động được hơn 245 triệu đồng vào quỹ Bảo trợ trẻ em của huyện.

Để giúp các em có những kỹ năng tự bảo vệ mình, Phòng LĐ-TB&XH huyện phối hợp chặt chẽ với các trường học tổ chức nhiều buổi ngoại khóa nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản. Tại các buổi ngoại khóa, thầy, cô giáo đặc biệt quan tâm, hướng dẫn trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tham gia đầy đủ các hoạt động, hướng dẫn cho các em kỹ năng sống để nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ mình.

Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ - TB&XH huyện Lương Sơn nhấn mạnh: Thời gian gần đây, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn huyện Lương Sơn có xu hướng tăng. Chính vì vậy, huyện quan tâm đặc biệt đến vấn đề tuyên truyền phòng - chống xâm hại tình dục trẻ em, nhất là tuyên truyền cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật. Đối với trẻ em khuyết tật không có khả năng tự bảo vệ mình, chúng tôi thường xuyên cử cán bộ đến từng hộ để tuyên truyền cho bố mẹ các cháu về vấn nạn xâm hại tình dục hiện nay. Từ đó, gia đình bố trí cử người ở nhà chăm sóc các cháu để không xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được các cấp, ngành quan tâm, đặc biệt là trong các ngày lễ như: Tết Nguyên đán huyện tặng 100 suất quà, mỗi suất trị giá 100.000 đồng cho 100 cháu có hoàn cảnh khó khăn. Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 tặng quà trị giá 30 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 5 xã: Lâm Sơn, Tân Vinh, Tân Thành, Cao Thắng, Hợp Thanh. Từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn tổ chức khám sàng lọc tim bẩm sinh cho 3 cháu, trong đó có 1 cháu được đi mổ tim. Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có trẻ em bị đuối nước và bị xâm hại tình dục. Các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các trường học tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cắm trại, văn nghệ tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được nhà trường ưu tiên cấp học bổng, tặng quà. Những em thuộc diện hộ nghèo được cấp thẻ BHYT và miễn giảm học phí theo đúng quy định.

Để xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vừa qua, Phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn phối hợp với Đài TT-TH huyện phát chương trình biểu dương những cá nhân, tổ chức có nhiều tâm huyết trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Từ đó tạo động lực thúc đẩy các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện cùng chung tay chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

 

                                                                                                     Thu Thủy

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục